LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK

HÃY CHIA SẺ NHỮNG GÌ BẠN BIẾT - BẠN SẼ NHẬN LẠI NHIỀU HƠN BẠN NGHĨ
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Sức khỏe môi trường - Những điều cần học

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 278
Join date : 20/11/2011
Age : 41
Đến từ : TPHCM

Sức khỏe môi trường - Những điều cần học Empty
Bài gửiTiêu đề: Sức khỏe môi trường - Những điều cần học   Sức khỏe môi trường - Những điều cần học Icon_minitimeWed Mar 14, 2012 2:21 pm

Bạn phải đăng nhập mới thấy được link
LINK DOWNLOAD

Bạn nào cảm thấy bài này cần thiết thì download về, vì trong file word có những dòng chữ in nghiêng, in đậm cần phải học thuộc, chú ý kỹ. Còn những phần khác thì đọc hiểu để làm trắc nghiệm.
P/s: nên đọc thêm tài liệu cô đưa cho đầy đủ. Chúc các bạn làm bài tốt.

ĐẠI CƯƠNG VỀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

1. Các khái niệm tổng quát
1.1 Định nghĩa
Sức khỏe nghề nghiệp còn gọi là y học lao động là một bộ môn của khoa học, y học chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khỏe người lao động với môi trường và điều kiện lao động nghề nghiệp của họ nhằm:
• Dự phòng các tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp và TNLĐ.
• Duy trì và nâng cao sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc.
• Góp phần bảo vệ hạnh phúc cho người lao động.

1.2 Mục tiêu của SKNN
Nâng cao sự duy trì ở mức độ cao nhất sự thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội cho người lao động
Dự phòng mọi tổn hại về sức khỏe do điều kiện lao động gây ra
Bảo vệ người lao động trong công tác của họ chống lại các nguy cơ do các yếu tố có hại cho sức khỏe của họ.
Bố trí và duy trì người lao động trong công việc thích hợp với khả năng sinh lý và tâm lý của họ.

1.4 Các bộ phận chuyên môn của SKNN
• Vệ sinh nghề nghiệp
• Độc chất học nghề nghiệp
• Bệnh nghề nghiệp
• Sinh lý học nghề nghiệp
• Tâm lý học nghề nghiệp
• Ergonomi

1.5 Chăm sóc sức khỏe cho người lao động hay nâng cao sức khỏe nơi làm việc
1.5.1 Định nghĩa
Nâng cao sức khỏe nơi làm việc là quá trình cho phép người ta kiểm soát và cải thiện sức khỏe của mình. phạm vi của nó bao gồm chăm sóc và điều trị bệnh tật, ngăn ngừa bệnh tật và các nguy cơ để đạ được sức khỏe tốt nhất.
1.5.2 10 mục tiêu của WHO (1996) về SKNN
1. Tăng cường các chính sách quốc gia và quốc tế về sức khỏe nơi làm việc và phát triển chính sách cần thiết.
2. Tạo môi trường làm việc lành mạnh.
3. Tạo các thói quen làm việc lành mạnh và nâng cao sức khỏe nơi làm việc.
4. Tăng cường các dịch vụ y tế lao động.
5. Thiết lập các dịch vụ hỗ trợ cho y tế lao động.
6. Xây dựng các tiêu chuẩn sức khỏe dựa trên việc đánh giá các nguy cơ một cách khoa học.
7. Phát triển nguồn lực y tế lao động.
8. Thiết lập hệ thống dự kiện, phát triển các dịch vụ thông tin cho các chuyên gia, chuyển giao có hiệu quả các dữ liệu và nâng cao nhận thức của cộng đồnh thông qua thông tin cộng đồng.
9. Tăng cường nghiên cứu.
10. Tăng cường hợp tác y tế lao động với các họat động và các dịch vụ khác.

2. Các tác hại nghề nghiệp (THNN)
2.1 Định nghĩa THNN.
Nếu các THNN không được phát hiện để loại trừ hoặc khống chế mà cứ thường xuyên liên tục hàng ngày ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động thì chóng có thể gây bệnh cho cơ thể và một số bệnh chủ yếu do THNN được gọi là bệnh nghề nghiệp.
Người ta có thể phòng tránh được BNN bằng cách thủ tiêu hoặc khống chế THNN.
2.2 Phân loại các tác hại nghề nghiệp
2.2.1Tác hại nghề nghiệp do các yếu tố MTLĐ liên quan đến qui trình sản xuất:
2.2.1.1 Yếu tố vật lý:
Tác hại do vượt quá giới hạn cho phép.
Điều kiện khí tượng (vi khí hậu) nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt Tiếng ồn: (quy định: ≤85 dBA trong 8 gờ.)
Rung chuyển
Áp suất không khí bất thường
Các bức xạ không ion hóa: ánh sáng thường tia Laser, tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
Các bức xạ ion hóa: tia X, các tia α, β, γ.
Các bức xạ điện từ: các sóng siêu âm cao tầng: rada, vô tuyến viễn thông, TV, truyền thanh…các lò viba.
2.2.2.2 Các yếu tố hóa học:
Từ nguyên liệu và sản phẩm, ngoài ra còn có các chất hóa học phát sinh trong quá trình sản xuất thường ở dạng hơi khí, khói, khí dung, mù sương
2.2.2.3 Yếu tố bụi:
Bụi ở đây là bụi trơ. Hiện nay bệnh bụi phổi – silic là bệnh NN có số công nhân mất cao nhất (87%) trong số đối tượng được giám định, đứng hàng đầu trong 21 bệnh (hiện nay là 28 bệnh) nghề nghiệp (BNN) được bảo hiểm ở Việt Nam.
2.2.2.4 Yếu tố vi sinh:
Do các vi khuẩn, ký sinh trùng…
2.2.2 THNN liên quan đến tổ chức lao động không hợp lý:
Thời gian làm việc ko hợp lý
Cường độ lao động căng thẳng.
Tư thế lao động gò bó
Tổ chức lao động và chế độ nghỉ ngơi không hợp lý
Sắp xếp, bố trí nhân lực thiếu khoa học
2.2.3 THNN do nơi làm việc không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn:
Diện tích sàn làm việc hẹp, trơn trợt không gian không đủ, bố trí máy móc thiếu hợp lý, thiếu vệ sinh ngăn nắp.
Nơi làm việc thiếu thiết bị thông gió
Thiếu phương tiện vật liệu cách nhiệt, chống nóng,chống ồn.
Không có hệ thống xử lý ô nhiễm
Hệ thống chiếu sáng tại nơi làm việc không đạt yêu cầu.
Thiếu các công trình vệ sinh
Thiếu các thiết bị phòng hộ cá nhân có hiệu lực
2.2.4 THNN liên quan đặc điểm sinh học cá nhân và tâm sinh lý
Tác hại do không thích nghi được với công việc và môi trường lao động.
Dễ cảm thụ với các yếu tố môi trường, dễ nhiễm bệnh…
Do quá tải về thần kinh tâm lý khi là một việc hoặc điều khiển thiết bị phức tạp hoặc nhiều công việc cùng một lúc.

3. Các biện pháp dự phòng THNN
Các biện pháp dự phòng THNN:
- Biện pháp kỹ thuật công nghệ
- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh
- Biện pháp phòng hộ cá nhân
- Biện pháp y tế
- Biện pháp hành chính, pháp luật

3.1 Biện pháp kỹ thuật công nghệ
3.1.1 Lựa chọn công nghệ sản xuất sạch và tự động hóa ở mức cao:
3.1.2 Thay thế nguyên liệu và nhiên liệu:
3.1.3 Tổ chức lao động hợp lý
3.2 Biện pháp kỹ thuật vệ sinh
3.2.1 Cách ly yếu tố THNN:
3.2.2 Thông gió nhân tạo:
3.2.3 Chiếu sáng hợp lý
3.2.4 Duy trì thường xuyên sự sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp nơi làm việc
3.3 Biện pháp phòng hộ cá nhân
Bảo vệ đường hô hấp thuộc loại ưu tiên số một.
3.4 Biện pháp y tế:
3.4.1 Khám tuyển lao động:
3.4.2 Khám sức khỏe định kỳ:
3.4.3 Giáo dục nâng cao trình độ:
3.4.3.1 Với nhân viên y tế
nhân viên y tế cần được đào tạo và đào tạo lại các vấn đề liên quan đến môi trường mới, các hóa chất mới về sức khỏe nghề nghiệp nói chung, đặc biệt về chất độc công nghiệp và bệnh nghề nghiệp....
3.4.3.2 Với người lao động
bổ sung các kiến thức chung về vệ sinh phòng bệnh cho người lao động, sơ bộ về sức khỏe nghề nghiệp, yếu tố môi trường, BNN về an toàn vệ sinh lao động....
3.5 Biện pháp hành chính, pháp luật
Người lao động và người sử dụng lao động cần tự giác thực hiện các luật lệ liên quan đến mình.

VỆ SINH BỆNH VIỆN


1. Vai trò của vệ sinh bệnh viện:
• Vệ sinh bệnh viện đóng vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng hệ thống y tế quốc gia đảm bảo cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân
• Vệ sinh bệnh viện tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc điều trị bệnh tật và phục hồi sức khỏe cho người bệnh
• Vệ sinh bệnh viện sẽ hạn chế các tai biến điều trị, hạn chế nguy cơ lây lan bệnh chéo ỏ bệnh viện và giữa bệnh viện với khu dân cư xung quanh
• Vệ sinh bệnh viện là tấm gương tốt để cho nhân dân học tập, noi theo
• Điều kiện vệ sinh bệnh viện tốt sẽ đảm bảo an toàn lao động nghề nghiệp cho các nhân viên trong bệnh viện

2. Một số yêu cầu vệ sinh khi quy hoạch thiết kế xây dựng bệnh viện:
2.1. Khu đất xây dựng bệnh viện
2.1.1. Địa điểm:
Đặt ở khu trung tâm dân cư. Các bệnh viện lao, tâm thần, phong… cần phải ở xa khu dân cư ít nhất 1000m.
Nên chọn địa điểm bệnh viện ở khu cao ráo, không bị ngập lụt, tiện đường giao thông thủy bộ.
Không nên chọn địa điêm bệnh viện ở gần chợ, xí nghiệp, bến xe có người đông đúc, nơi cuối chiều gió so với các xí nghiệp có thải ra bụi, khí độc hoặc phát sinh ra tiếng ồn mạnh.

2.1.2. Diện tích khu đất bệnh viện:
Diện tích khu đất bệnh viện tùy thuộc vào quy mô bệnh viện lớn hay nhỏ (số giường bệnh), mức độ trang thiết bị và điều kiện đất đai cho phép sử dụng (đô thị, nông thôn).
Hiện nay người ta thường lấy mức 100 – 150 m2/1 giường bệnh để tính ra tổng diện tích khu đất cần thiết cho một bệnh viện.

2.1.3. Bố trí mặt bằng xây dựng trong bệnh viện:
Diện tích cây xanh và vườn hoa chiếm 50 – 60% diện tích mặt bằng
Các công trình kiến trúc được chia thành
- Khu hành chính, phòng khám: gần cổng bệnh viện, cách xa đường giao thông chính ít nhất 15 m
- Khu điều trị bệnh nhân: Khoảng cách từ khu này đến đường giao thông ít nhất là 30 m. Xung quanh có vườ cây xanh có bề rộng từ 15 – 30 m.
- Khu vực hậu cần, quản trị gồm nhà bếp, nhà kho, nhà giặt, ga ra ô tô, khu sửa chữa, phòng sát khuẩn tẩy uế bệnh viện…
Trong đó 80% tổng diện tích xây dựng bệnh viện là dành cho 3 khu trên, 20% tổng diện tích xây dựng còn lại dùng vào các việc khác như khu giải phẫu bệnh, nhà xác, nhà vệ sinh, thu gom xử lý rác thải…

2.1.4. Yêu cầu vệ sinh giữa các khu:
Khoảng cách giữa các khu điều trị bệnh nhân, khu phòng khám bệnh tới khu hậu cần, quản trị phải xa ít nhất 20 m.
Khoảnh cách từ khoa lây tới các khu không có bệnh nhân lây phải xa ít nhất 30 m.
Khoảng cách từ các buồng bệnh đến nhà dân phải ở xa ít nhất 30 m.
Nếu bệnh viện gồm những tòa nhà cao tầng thì khoảng cách giữa các nhà cao 2 – 3 tầng là 25 m, 4 – 5 tầng là 30m, trên 5 tầng thì phải gấp 2 lần chiều cao của tòa nhà cao nhất.
Bao quanh toàn bộ bệnh viện cần có khu cách ly với bên ngoài với bề rộng 5 – 15m. Khu hậu cần, quản trị cần có lối đi
Nhà xác, khu giải phẫu bệnh, nhà tang lễ cần bố trí ở khu vực kín đáo nhất trong bệnh viện, có đường đi riêng ra ngoài, không đi qua cổng chung của bệnh viện.

2.2. Thiết kế các phòng trong bệnh viện
2.2.1. Kích thước các phòng và lối đi lại giữa các phòng:
Chiều rộng lối đi lại thường là 2,2 m. Chiều sâu phòng tối đa không quá 6 m để có ánh sáng tự nhiên tốt.
Chiều cao trần nhà của các phòng khám chữa bệnh và các phòng bệnh nhân tốt nhất là 3,5 m

2.2.2. Hệ thống ánh sáng các phòng:
Ánh sáng nên phân tán và không chói.
Sự thông gió cửa sổ không dùng cho buồng Xquang, bếp…Những buồng này cần có hệ thống thông gió nhân tạo.
*Cách sắp xếp giường bệnh trong các phòng:
Mức diện tích sàn nhà trung bình cho mỗi giường bệnh từ 6 – 9 m2.
Mỗi phòng bệnh nên có 1 – 6 giường bệnh, đối với bệnh nhân trẻ em có thể kê 8 – 12 giường bệnh nếu có chiếu sáng tự nhiên từ 2 bên.
Để tránh lây bệnh bằng nước bọt các giường bệnh cần kê cách xa nhau 0,9 – 1 m.
Mỗi khu điều trị bệnh nhân (khoa, phòng) cần có ít nhất một phòng riêng biệt dành cho bệnh nhân rất nặng hoặc nghi mắc bệnh lây.

2.2.3. Số lượng các phòng trong bệnh viện
Trong bệnh viện hoặc một khoa điều trị độc lập cần phải có đủ nhóm nhà hoặc phòng sau đây để phục vụ người bệnh:
a) Nhóm nhà điều trị gồm bệnh nhân, phòng giao ban, phòng bác sĩ, phòng khám bệnh, phòng tiêm và thay băng, phòng vật lý trị liệu, điện quang, xét nghiệm,…
b) Nhóm nhà vệ sinh gồm phòng đại tiểu tiện, phòng tắm, phòng rửa mặt, phòng rửa dụng cụ, phòng để quần áo bẩn,, phòng giặt hấp, phòng tẩy uế và khử khuẩn,…
c) Nhóm nhà phục vụ sinh hoạt có nhà bếp, nhà ăn, căng tin, nhà kho, nhà trực nhân viên, nha để xe, trạm bơm nước, trạm điện,…
Mỗi bệnh viện có 25 – 30 giường bệnh cần bố trí ít nhất 10 buồng bệnh nhân, 20 phòng phục vụ điều trị. Kích thước mỗi buồng bệnh nhân tùy thuộc vào số giường bệnh kê ở trong (1 giường, 2 giường, 4 giường, 6 giường…)
Khu nhà ăn, nhà bếp cần có diện tích 25 m2 đối với bệnh viện 25 giường, 30 – 40 m2 đối với bệnh viện 25 – 40 giường, bình quân 0,5 m2/1 giường bệnh đối với bệnh viện từ 50 giường trở lên.

3. Nhiễm trùng bệnh viện:
3.1. Khái niệm nhiễm trùng bệnh viện
Nhiễm trùng bệnh viện là nhiễm trùng mắc phải khi bệnh nhân nằm viện mà lý do nhập viện không phải do nhiễm trùng đó. Nhiễm trùng xảy ra trong thời hạn 48 giờ sau khi nhập viện (a) và trong thời hạn 30 ngày đối với nhiễm trùng vết mô (b).
Nhiễm trùng bệnh viện liên quan tới thực hành chăm sóc, điều trị, và là hậu quả không mong muốn của quá trình thực hành y học trong bệnh viện. Nhiễm trùng bệnh viện là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng bệnh viện.

3.2. Nguồn lây nhiễm
Có ba loại nguồn lây nhiễm chính, đó là:
- Từ con người: bệnh nhân, nhân viên y tế, người nhà tới chăm sóc, khách thăm.
- Từ vật liệu dụng cụ y tế: đồ vải máy thở, sonde, ống soi dạ dày, phế quản, dao/kéo mổ…
- Từ môi trường chăm sóc: không khí, đất, bề mặt, nước.

3.3. Nguyên nhân gây nhiễm trùng bệnh viện
- Do sử dụng ngày càng nhiều kháng sinh và sử dụng không đúng nguyên tắc, chỉ định,.
- Do tăng số lượng người ra vào bệnh viện.
- Do tăng sự di chuyển của các bệnh nhân giữa các khoa phòng hoặc giữa các bệnh viện khác nhau.
- Do sử dụng những kỹ thuật chẩn đoán và điều trị ngày càng nhiều hơn.
- Do chưa có chính sách, đầu tư thỏa đáng đối với công tác phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
- Do nhân viên y tế ít được đào tạo nghiệp vụ về nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Do chưa tuân thủ chặt chẽ những quy định vệ sinh bệnh viện (cả bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế).

3.4. Phương thức lây truyền nhiễm trùng bệnh viện
Chủ yếu qua 3 con đường chính dưới đây:
- Qua tiếp xúc trực tiếp (đường bàn tay), ví dụ da, dịch cơ thể. Chủ yếu qua bàn tay hoặc dụng cụ y tế. (trên 90% )
- Qua các giọt nhỏ (>5 micromet) ví dụ khi nói, hắt hơi, ho. (xấp xỉ 90% )
- Qua không khí (kích thước <5 micromet), có thể phát tán xa và lan truyền trong không khí. (xấp xỉ 1% )

3.5. Những tác nhân làm lây nhiễm và các loại nhiễm trùng bệnh viện chính
Các vi sinh vật gây ra bệnh nhiễm trùng chủ yếu là:
- Các vi khuẩn 90%
- Các virut 8%
- Nấm ~1%
Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện chính:
- Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonacaes) gây nhiễm trùng vết mổ, các vết thương ngoài da như bỏng, truyền bệnh theo đường không khí, dụng cụ y tế, bàn tay.
- Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus: gây nhiễm trùng hô hấp (họng, phế quản, phổi), da, nhiễm trùng huyết, truyền bệnh theo đường không khí, dụng cụ y tế, bàn tay.
- Liên cầu khuẩn nhóm D (S. feacalis) có khả năng gây nhiễm trùng tiết niệu, phẫu thuật bụng truyền bệnh theo đường không khí, hoặc qua bàn tay.
- Trựcb khuẩn đường ruột: (E. Coli) gây nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, truyền bệnh tại chỗ hoặc qua dụng cụ (sonde), Klebsiella chủ yếu gây phổi ở trẻ em, Acinetobacter: gây nhiễm trùng đường hô hấp chủ yếu ở các phòng hồi sức và phòng mổ, truyền bệnh theo đường không khí, dụng cụ trợ giúp hô hấp.
- Phế cầu (Pneumonie): gây viêm phổi (50% người mang vi khuẩn này không có triệu chứng lâm sàng), truyền bệnh theo đường không khí.

3.6. Bốn loại chính của nhiễm trùng bệnh viện
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: chiếm 50%
- Nhiễm trùng phổi:18%
- Nhiễm trùng vết mổ: chiếm 17%
- Nhiễm trùng huyết: chiếm 15%.

3.7. Những biện pháp phòng chống nhiễm trùng trong bệnh viện
1. Thành lập hội đồng chống nhiễm khuẩn bệnh viện và xây dựng mạng lưới chống nhiễm khuẩn bệnh viện đến tận các khoa, phòng trong bệnh viện.
2. Xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác chống nhiễm khuẩn để xử lý chất thải rắn, lỏng, khí.
3. Nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành chống nhiễm khuẩn cho tất cả nhân viên y tế bằng cách thường xuyên tổ chức lớp tập huấn, huấn luyện về công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
4. Xây dựng các quy định, quy trình hướng dẫn chống nhiễm khuẩn và kiểm soát chống nhiễm khuẩn.
5. Tổ chức điều tra và tổng kết đánh giá mức độ nhiễm khuẩn bệnh viện trong tất cả các khoa phòng trong bệnh viện. Quản lý chặt chẽ nhiễm khuẩn bệnh viện. Thường xuyên lượng giá chất lượng và đánh giá chi phí hiệu quả trong công tác phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
6. Thực hiện nguyên tắc vô khuẩn là quan trọng nhất:
7. Các biện pháp khác:
- Sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, có khoa học
- Nâng cao thể trạng bệnh nhân, đối tượng cảm thụ, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao
- Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường bệnh viện
- Quản lý tốt buồng bệnh: chế độ thăm nom, cách ly bệnh nhân, người nhà đến thăm nom, chăm sóc…
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế bằng áp dụng các biện pháp phòng chống nhiễm


VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

I. Yêu cầu vệ sinh xây dựng trường học:
1. Địa điểm xây dựng: xây dựng ở khu trung tâm dân cư
- Trường tiểu học <1km
- Trường THCS từ 1 – 1,5 km
- Trường THPT từ 1,3 – 3 km

2. Vị trí xây dựng:
- Cách xa trục đường giao thông chính, sông, hồ, ao, nơi phát sinh các ổ dịch bệnh, không bị úng ngập

3. Tiêu chuẩn diện tích:
- Nông thôn và ngoại thành là 10 m2/1hs
- Thành phố thị xã là 6 m2/ 1hs
- 50-60% dùng để trồng cây xanh và sân chơi

4. Các công trình vệ sinh trong trường học
- Đảm bảo đầy đủ số lượng nước uống và an toàn về chất lượng
Mùa hè: 0,3 lít/1hs/1ca học
Mùa đông: 0,1 lít/1hs/1ca học
- Nước rửa: đủ lượng nước từ giếng khoan hoặc nước máy
- Nhà tiêu, hố tiểu, thùng rác: 1 nhà tiêu dùng cho 200 hs/1 ca học (phân chia khu sử dụng nam, nữ, thầy giáo, học sinh), hố tiểu phải có máng dẫn, nhà tiêu tự hoại là tốt nhất, thùng rác phải có nắp đậy

II. Yêu cầu vệ sinh của 1 phòng học
- Diện tích trung bình: 0,8 – 1,25m2/ 1 hs
- Thông thoáng khí, sáng sủa, mát mẻ
- Cường độ chiếu sáng ko được dưới 100Lux
- Kín để giảm tiếng ồn và giữ ấm áp vào mùa lạnh

III. Yêu cầu vệ sinh của bàn, ghế, bảng
- Bàn: chiều cao = 42% chiều cao cơ thể hs, chiều rộng 40 -55 cm
- Ghế: ghế rời bàn, có thành tựa nghiêng về phía sau 50, chiều cao = 26 – 27 % chiều cao cơ thể hs, chiều sâu = ¾ chiều dài đùi, chiều rộng = chiều rộng mông hs (25 – 35 cm)
- Cách sắp xếp bàn ghế: các dãy bàn ghế cách nhau từ 0,75 – 0,85m, bàn đầu cách bảng 2,5 – 3 m. Dãy cuối cách tường 0,5m. Không được kê bàn sát tường
- Bảng: chiều dài 2 – 2,5m, chiều rộng 1,2 – 1,5m, cạnh dưới cách sàn 0,8m
- Cặp sách: có 2 quai để đeo trên 2 vai là thích hợp nhất

IV. Bệnh học đường – Nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh
1. Định nghĩa:
- Bệnh học đường là những bệnh liên quan đến lứa tuổi hs và chỉ xuất hiện trong thời gian học tập ở những đối tượng đến học ở trường
- Các bệnh học đường phổ biến: tật khúc xạ, bệnh cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng
2. Bệnh cận thị học đường:
- Nguyên nhân gây bệnh:
 Môi trường học tập ở trường và gia đình chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh (ko đủ ánh sáng, bàn ghế ko đúng tiêu chuẩn, phòng học chật chội)
 Chất lượng học phẩm không tốt (sgk, vở học: chữ in quá bé, giấy ko chất lượng)
 Tư thế ngồi học ko đúng
 Thời gian ngồi học quá dài
 Sử dụng mắt quá nhiều: xem ti vi, sử dụng vi tính, chơi game, đọc sách truyện chữ nhỏ....
- Các biện pháp phòng tránh:
 Phòng học, góc học tập phải đủ ánh sáng, cường độ chiếu sáng > 100 Lux
 Các học phẩm phải đủ chất lượng: giấy tốt, chữ rõ nét, cỡ chữ phù hợp
 Bàn ghế học tập phải phù hợp, tự thế ngồi học phải ngay ngắn, mắt và vở hs cách nhau 30 – 40 cm
 Không nên sử dụng mắt (sử dụng vi tính, xem ti vi...) liên tục 2 – 3h liền, khi đọc sách viết chữ khoảng 1h thì nhìn ra xa cho mắt nghỉ ngơi
 Có thời gian biểu học tập, vui chơi giải trí, lao động và nghỉ ngơi rõ ràng
3. Bệnh cong vẹo cột sống:
- Nguyên nhân:
 Bàn ghế không phù hợp với học sinh, hs phải ngồi học trong thời gian dài trên những bộ bàn ghế không đúng kích thước
 Phòng học, góc học tập thiếu ánh sáng
 Tư thế ngồi học không đúng
 Có thói quen mang cặp 1 bên
 Do lao động sớm: gánh vác, gặt hái, bế em
 Mắc phải 1 số di chứng của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bại liệt, lao cột sống
- Biện pháp phòng tránh:
 Bàn ghế đúng tiêu chuẩn
 Phòng học, góc học tập phải đủ ánh sáng (as tự nhiên và nhân tạo)
 Đeo cặp sách 2 quai
 Có thời gian biểu cụ thể cho học tập, vui chơi giải trí, lao động, nghỉ ngơi phù hợp
 Y tế trường học phải theo dõi sức khỏe hs đều đặng để phát hiện sớm TH cận thị và cong vẹo cột sống để có biện pháp phòng tránh

MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

I. Môi trường
- Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần vật chất bao quanh ta, được hình thành do các quá trình tự nhiên hoặc được tạo ra bởi con người, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật
- Môi trường tự nhiên gồm: khí quyển, thạch quyển, thủy quyển
- Môi trường nhân tạo: đồng ruộng, vườn tược, công viên, thành phố, các công trình văn hóa, các nhà máy sx công nghiệp
- Sinh quyển là 1 phần của trái đất mà trong đó có tồn tại sự sống, bao gồm: 1 phần không khí (khoảng đến tầng ozon), 1 phần thạch quyển (sâu 2 – 3 km từ vỏ trái đất), toàn bộ thủy quyển

II. Ô nhiễm môi trường:
Sự ô nhiễm là quá trình chuyển chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây tác hại đến sức khỏe con người, vật liệu và sự phát triển của sinh vật

III. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường

IV. Ô nhiễm không khí
- Khí quyển có tác dụng duy trì sự sống trên trái đất, ngăn chặn tác động của tia tử ngoại gần, tia hồng ngoại gần, tia thấy được và sóng radio đi vào trái đất.
- Khí quyển đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nhiệt lượng của trái đất thông qua quá trình hấp thụ tia tử ngoại phát xạ từ mặt trời và phản xạ tia nhiệt từ mặt đất lên
- Không khí gồm 78,09% N, 20,94% Oxy, 0,03% CO2, 1- 4 % hơi nước, khí trơ Xe, He, H2
- Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất trong khí quyển sinh ra từ hoạt động của con người hoặc các quá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn và thời gian đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, dễ chịu, sức khỏe hoặc lợi ích của người hoặc môi trường
- Nguồn ô nhiễm không khí: tính chất phát sinh và tính chất phát thải
 Tính chất nguồn phát sinh: 2 nguồn: nguồn tự nhiên (khí, bụi từ núi lửa, cháy rừng; gió, bão mang bụi, keo muối; sph của các p.ư hóa học; mùi từ sự phân hủy chất hữu cơ; phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc..), nguồn nhân tạo (giao thông vận tải: bụi, oxi cacbon, hydrocacbon, Pb; sản xuất công nghiệp: phân bón, luyện kim, hóa chất, hóa dầu, giấy, thuộc da, đốt dầu mỏ: CO, CO2, SO2, NOx; ô nhiễm không khí trong nhà)
 Tính chất phát thải: 3 loại: nguồn đường (con đường dành cho giao thông vận tải), nguồn điểm (bãi chứa chất thải), nguồn vùng (khu công nghiệp, nhà ga, cảng, sân bay...)
- Cháy là phản ứng oxy hóa khử với chất oxy hóa là oxy không khí, chất khử chính là chất cháy. Cần 3 yếu tố để xảy ra cháy: nhiên liệu, oxy, nhiệt
- Phân loại chất ô nhiễm không khí: dựa vào
 Trạng thái vật lý:
Rắn (bụi, khói, phấn hoa, nấm men, nấm mốc, bào tử thực vật); Lỏng (sương mù, sol lỏng);
Khí và hơi (COx, NOx, SO2);
Ô nhiễm vật lý (ồn, nhiệt, phóng xạ)
 Sự hình thành:
Chất ô nhiễm sơ cấp (chất trực tiếp từ nguồn ô nhiễm)
Chất ô nhiễm thứ cấp (chất sau khi ra khỏi nguồn bị thay đổi cấu tạo hóa học do tác động quang hóa hay lý hóa như O3, SO3)
 Kích thước hạt chất ô nhiễm
Phân tử (hỗn hợp khí – hơi)
Aerosol (hạt rắn, lỏng): bụi (hạt rắn 5 – 50 µm), khói (hạt rắn 0,1 – 5 µm), sương (giọt lỏng 0,3 - 5 µm)

V. Tác động do ô nhiễm không khí
- Tác động đối với con người và động vật: ngạt thở, viêm phù phổi, ho, hen suyễn, lao phổi, K phổi, dị ứng, ngứa, mề đay, bệnh bụi phổi, tác động đến hệ TK
- Tác động đối với thực vật: chết hoại, tổn sắc tố, kìm hãm sự phát triển
- Tác động đối với vật liệu: ăn mòn, giảm tuổi thọ công trình, tăng nhanh tốc độ sửa chữa
- Tác động đối với môi trường:
 Mưa axit: hình thành do các khí SOx, NOx, Cl2, làm tăng độ axit của đất, hòa tan và rửa trôi các nguyên tố dinh dưỡng trong đất (Mg, Ca, K), hòa tan các kim loại độc hại (Hg, Cd, Al...), hủy hoại mùa màng, gây độc ao hồ, ô nhiễm nước ngầm, hỏng công trình xây dựng
 Hiệu ứng nhà kính: do các khí CO2, CH4, CFC, NOx, O3 làm cho gia tăng nhiệt độ môi trường toàn cầu, ảnh hưởng đời sống kinh tế và hệ thống sinh thái toàn cầu, hạn hán, lũ lụt, bão sẽ diễn ra thường xuyên, mực nước biển dâng cao, xói mòn bờ biển
 Tầng ozon và lỗ thủng tầng ozon: các khí phá hủy tầng ozon CFCs (dùng làm tác nhân lạnh, dung môi tẩy rửa, chất tạo xốp...), halon 1310 (hóa chất chữa cháy), CCl4 (cacbon tetraclorua), C2H3Cl3 (metyl cloroform làm dung môi), CH3Br (metyl bromua chất diệt khuẩn, bảo quản lương thực, chất phụ gia cho nhiên liệu vận tải), NOx (hợp chất oxit nito sản phẩm của đốt cháy nhiên liệu); tác hại làm tăng tia tử ngoại UVB gây K da, đục thủy tinh thể, biến đổi gen, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịnh, hủy hoại hệ sinh thái trên trái đất
Ozon nhiều nhất trong tầng bình lưu (độ cao 25km), ngăn 90% UVB

VI. Kiểm soát ô nhiễm không khí
- Các biện pháp quản lý chất lượng không khí: tăng cường hiệu lực pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, biện pháp kiểm soát hành chính, quan trắc chất lượng không khí
- Các biện pháp quy hoạch
- Các biện pháp kỹ thuật: biện pháp công nghệ sạch hơn, biện pháp xử lý không khí
- Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí trong nhà: giảm thiểu tối đa các chất gây ô nhiễm không khí, nâng cao hiệu quả của hệ thống điều hòa không khí

VII. Ô nhiễm không khí trong
Nguồn ô nhiễm:
- Do sinh hoạt con người như bếp đun, lò sưởi sử dụng nhiên liệu than, củi, dầu lửa, khí đốt... Chất ô nhiễm: bụi tro, oxit cacbon, oxit lưu huỳnh, hơi dầu xăng, khí đốt (gas)
- Các sản phẩm tạo đk tiện nghi cho cuộc sống: chất tẩy rửa, thuốc xịt khử mùi, sơn vecni, keo dán, thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc, hơi dung môi hữu cơ như axeton (CH3COCH3), formaldehyd (HCHO); máy photocopy sinh khí ozon O3;
- Sinh hoạt cá nhân: hút thuốc sinh ra bụi và monoxit cacbon (CO), nicotin...
- Phân hủy chất thải sinh hoạt từ ao, hồ, cống rãnh, bể tự hoại hoặc thùng rác, bô rác: mêtan (CH4), sunfua hydro (H2S), amoniac (NH3), mùi hôi thối

VIII. Những chất độc trong môi trường
- Chì (Pb) tổn hại hệ thống thần kinh, tế bào máu và chức năng thận
- Sulfur dioxide (SO2) không màu, không cháy, hình thành từ sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, đốt than, khai thác dầu mỏ, than đá, làm suy giảm chức năng của phổi, triệu chứng hô hấp, đóng góp vào hiện tượng mưa axit
- Carbon monoxide (CO): tạo HbCO cacboxihemoglobin ngăn cản sự cung cấp oxy
- Nitrogen oxides (NOx) tạo Methemoglobin làm hồng cầu mất chức năng chuyên chở O2, đóng góp vào hiện tượng mưa axit
- Chất độc (amiang thủy ngân, dioxin, hợp chất bay hơi hữu cơ) ung thư, tổn hại cơ quan sinh sản, tổn hại thần kinh và hệ hô hấp
- Amoniac (NH3): sản xuất nước đá, liều gây độc >50ppm gây kích ứng da, niêm, khó thở, hôn mê, tử vong
- Clo (Cl2): chấy tẩy rửa, chất sát trùng, tổn thương da, răng bị mòn

NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC
Trong thiên nhiên có 3 nguồn nước chính:
- Nước mưa
- Nước bề mặt
- Nước ngầm
15 thành phần của vòng tuần hoàn nước:
- Nước đại dương
- Bốc hơi
- Nước khí quyển
- Sự ngưng tụ hơi nước
- Giáng thủy
- Nước băng và tuyết
- Dòng chảy tuyết tan
- Dòng chảy mặt
- Dòng chảy trong sông
- Lượng trữ nước ngọt
- Thấm
- Lưu lượng nước ngầm
- Suối
- Sự thoát hơi
- Lượng trữ nước ngầm
1. Nguồn nước mưa:
- Về chất lượng hóa học và vi sinh vật thì nước mưa sạch nhất
- Nhiễm bẩn khi rơi qua không khí, mái nhà, bể chứa ko sạch
- Nhược điểm: số lượng ko nhiều đủ cung cấp trong 3 – 4 tháng mùa mưa, hàm lượng muối khoáng thấp
- Trong nước mưa có nhiều NO2 và NO3
2. Nguồn nước ngầm:
- Trữ lượng phong phú, chất lượng khá tốt
- Tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá
- Tạo thành do nước mưa rơi trên mặt đất, thấm qua các lớp đất, hoặc do nước ngầm từ đáy thành sông hoặc thành hồ tạo ra
- Ưu điểm: trong sạch (hàm lượng cặn nhỏ, ít vi khuẩn)
- Nhược điểm: nhiều sắt, dễ nhiễm mặn, thăm dò lâu, xử lý khó
3. Nguồn nước mặt: thường bị nhiễm chất hữu cơ
- Chủ yếu do nước mưa cung cấp, do tuyết tan trên triền núi cao
- Nước sông, nước suối, nước hồ đầm
- Nước sông: cung cấp cho nhiều vùng dân cư. Ưu điểm: lưu lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm lược Fe nhỏ. Nhược điểm: hàm lượng cặn cao, độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn nên giá thành xử lý đắt
- Nước suối: có độ cứng cao, mùa khô lưu lượng nhỏ, mùa lũ lưu lượng lớn (nước đục, có nhiều cát sỏi)
- Nước hồ đầm: độ màu cao do ảnh hưởng của rong rêu và thủy sinh vật, bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn
I. Các hình thức cung cấp nước ở nông thôn:
- Bể chứa nước mưa
- Giếng khơi
- Giếng hào lọc: đáy hở và đáy kín
- Bể chứa nước ở khe nuối cao
- Giếng chân đồi, chân núi
- Nước máng lần
- Giếng khoan đặt máy bơm tay
II. Các hình thức cung cấp nước cho đô thị:
- Trạm khai thác nước ngầm sâu
- Trạm khai thác nước bề mặt
- Trạm khai thác nước bằng hệ thống tự chảy
III. Tiêu chuẩn nước dùng để ăn uống và sinh hoạt
1. Tiêu chuẩn về số lượng
- Thành phố: 100 lít / người / 24h
- Thị trấn: 40 lít / người / 24h
- Nông thôn: 20 lít / người / 24h
2. Tiêu chuẩn về chất lượng
- Tiêu chuẩn về lý học: nước trong, không màu, không mùi, nhiệt độ ổn định (15o)
- Tiêu chuẩn về hóa học:
 Chất hữu cơ thực vật: 2 – 4 mg O2 trong 1 lít nước
 Độ cứng: 4º - 8º Đức (1º Đức = 10mg CaO / lít = 7,14 mg Ca / lít)
- Vi sinh vật: Coliform, clostridium Perfringens, Thực khuẩn thể (Phage)
- Các vi yếu tố trong nước: Iod, Fluor
- Chất độc trong nước: chì, đồng, thạch tín (As)
IV. Các phương pháp chế hóa và xử lý nước
3 giai đoạn xử lý nước: tiền xử lý và xử lý bậc 1 (xử lý sơ cấp), xử lý bậc 2 (thứ cấp), xử lý bậc 3 (bậc cao)
- Xử lý nguồn nước mặt: làm trong, khử màu, khử trùng
- Xử lý nguồn nước ngầm: khử sắt và khử trùng
1. Làm trong và khử màu:
- Xử lý ko phèn
- Dây truyền bể lọc tiếp xúc
- Bể lắng: ngang, đứng, ly tâm
- Bể lọc: chậm, nhanh
2. Khử sắt:
- Khử sắt bằng làm thoáng
- Khử sắt bằng làm thoáng đơn giản và lọc
3. Khử mùi: dùng than hoạt tính xếp xen giữa lớp cuội và lớp cát
4. Giảm độ cứng:
- Bằng hóa chất
- Dùng nhựa trao đổi ion
5. Tiệt trùng nước
- Phương pháp cơ học: nến lọc
- Phương pháp vật lý: nhiệt độ (đun sôi), tia tử ngoại
- Phương pháp hóa học:
 Dùng hóa chất sinh Clo (Clo lỏng, nước javen NaOCl, clorua vôi Ca(OCl)2, chloramin B hoặc chloramin T, Pantocid hoặc hợp chất của Clo
 Chế độ tiệt trùng bằng Clo: nồng độ Cl dư ở cuối nguồn nước là 0,3mg/l (tiệt trùng sơ bộ, tiệt trùng thêm, tiệt trùng quá mức, tiệt trùng trong bi đông)
 Tiệt trùng bằng OZON: ưu điểm: diệt khuẩn, diệt tảo rêu, khử mùi



XỬ LÝ CHẤT THẢI

I. Chất thải là gì
Chất thải là những chất phức tạp đa dạng được sinh ra trong quá trình sống, sinh hoạt và lao động của con người

II. Phân loại chất thải
- Theo nguồn gốc: chất thải trong sinh hoạt và trong phạm vi công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ địa chất
- Theo dạng chất thải: chất thải lỏng và chất thải đặc

III. Tác động của chất thải đến môi trường và sức khỏe
- Chất thải là 1 nguồn chứa mầm bệnh như bệnh truyền nhiễm đường ruột (vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn, siêu vi khuẩn gây viêm gan, bại liệt, ký sinh trùng), là nơi sinh sản và phát triển các sinh vật trung gian như ruồi, chuột
- Nhu cầu oxy hóa sinh học hay nhu cầu oxy sinh học (BOD) là 1 chỉ số và đồng thời là 1 thủ tục được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết oxy trong nước nhanh hay chậm
Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường
BOD không là 1 thử nghiệm chính xác về mặt định lượng, mặc dù nó có thể coi như là 1 chỉ thị về chất lượng của nguồn nước
BOD được sử dụng như là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của các nhà máy hay phương pháp xử lý nước thải

Mức BOD (ppm) Chất lượng nước
1 – 2 Rất tốt – ko có n` chất thải hữu cơ
3 – 5 Tương đối sạch
6 – 9 Hơi ô nhiễm
10+ Rất ô nhiễm

IV. Các biện pháp xử lý chất thải

Các hình thức xử lý chất thải
- Xử lý chất thải của người: phân, nước tiểu
- Xử lý rác
- Xử lý chất thải lỏng
1. Xử lý chất thải của người
a. Về mặt y tế: làm cho môi trường bên ngoài trong sạch, tiêu diệt mầm bệnh và môi giới trung gian truyền bệnh, tác dụng phòng chống dịch
b. Về mặt kinh tế: tạo ra nguồn phân bón có giá trị làm tăng năng suất cây trồng
c. Về văn hóa xã hội: xử lý phân giúp thanh toán các tập quán lạc hậu (phóng uế bừa bãi), tập quán sử dụng phân tươi bón cho hoa màu gây ô nhiễm môi trường, thực phẩm
Biện pháp chủ yếu là sử dụng các nhà tiêu hợp vệ sinh như nhà tiêu 2 ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại
Nhà tiêu 2 ngân ủ phân tại chỗ
- Nguyên tắc: có 2 ngăn riêng biệt, 1 ngăn phóng uế, 1 ngăn ủ, 2 ngăn luân phiên sử dụng, có hệ thống dẫn nước tiểu riêng biệt, có đủ chất độn
- Quy định về xây dựng:
 Tường ngăn chứa phân kín không bị rò rỉ, thấm nước
 Cửa lấy mùn phân được trát kín bằng vật liệu ko thấm nước
 Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, ko đọng nước tiểu
 Có nắp đậy 2 lỗ tiêu
 Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa
 Ống thông hơi (đường kính ít nhất 9cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40 cm) và có lưới chắn ruồi
- Quy định về sử dụng và bảo quản:
 Sàn nhà tiêu sạch không có giấy, rác
 Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu hoặc cho vào dụng cụ chứa có nắp đậy
 Không có mùi hôi, thối
 Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu
 Không sử dụng đồng thời 2 ngăn
 Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau khi mỗi lần đi tiêu
 Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu
 Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng
 Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn được đậy nắp kín, ngăn ủ được trát kín

2. Xử lý rác:
- Qúa trình tự làm sạch của đất
 Yếu tố vật lý: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
 Yếu tố hóa học: độ pH, các chất khoáng
 Yếu tố sinh học: các vi khuẩn hoại sinh
- Xử lý rác: gồm 3 giai đoạn: tập trung (rác phải được mang đi sau 24h), vận chuyển (bằng xe chuyên dùng, giờ thích hợp) và xử lý (chôn rác, ủ rác làm phân, đốt rác)

3. Xử lý chất thải lỏng:
Cấu trúc của hệ thống xử lý chất thải lỏng là 1 hệ thống cống bao gồm
- Hệ thống cống chung: các loại nước thải và nước mưa
- Hệ thống cống chung riêng biệt: 2 hệ thống riêng để dẫn nước thải sinh hoạt hằng ngày và nước thải công nghiệp
- Hệ thống cống không hoàn toàn riêng biệt: 2 mạng lưới cống dẫn nước phân rác và 1 phần nước mưa


Về Đầu Trang Go down
https://dieuduonglienthong10.forumvi.com
 
Sức khỏe môi trường - Những điều cần học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lịch thi môn SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
» Điểm thi lớp DK2 môn SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
» Những quy định về học bổng của Trường Hồng Bàng
» Những điều cần phải học
» SỨC KHỎE MT sửa lại giờ thi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK :: MÔN HỌC :: Sức khỏe môi trường-
Chuyển đến