LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK

HÃY CHIA SẺ NHỮNG GÌ BẠN BIẾT - BẠN SẼ NHẬN LẠI NHIỀU HƠN BẠN NGHĨ
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Những con giun

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 278
Join date : 20/11/2011
Age : 41
Đến từ : TPHCM

Những con giun  Empty
Bài gửiTiêu đề: Những con giun    Những con giun  Icon_minitimeFri Feb 24, 2012 4:11 pm

GIUN

- Hình ống
- Không phân đoạn
- Vỏ dai, cấu trúc gần giống kitin

I. Giun kim: Enterobius vermicularis
- Sống ở đoạn cuối ruột non
- Con cái đẻ trứng ở rìa hậu môn
- Con cái dài 1cm, con đực bé hơn
- Đầu cấu tạo từ 3 môi (nhìn từ trên xuống)
- Con đực bé hơn con cái, con đực đuôi cong; con cái đuôi thẳng
- Gây ngứa ở hậu môn, điều trị dễ
- Chẩn đoán: lấy băng keo trong ịn vào hậu môn đưa vào lam kính sẽ thấy
- Trứng giun kim méo, 4µm, bên trong luôn có ấu trùng. Lây lan nhanh
- Chu trình tự nhiễm: trứng dính ở tay --> nuốt vào bụng --> thành con trưởng thành...

II. Giun tóc: Trichuric trichiura
- 1/3 thân ở đầu sau phình ra
- Con cái nhỏ hơn con đực, đuôi cong
- Ký sinh ở ruột già, hút máu để sống
- Chu trình nhiễm: Người (con trưởng thành) --> trứng (2 đầu trứng có 2 nút nhầy) theo phân ra ngoài ( lúc này bên trong trứng không có ấu trùng chỉ có tế bào) --> ngoài đất trứng phát triển thành ấu trùng --> người nuốt vào...
Những con giun  Kst-gi11
Chú thích hình: con cái - con đực - trứng (2 đầu có 2 nút nhầy)

- Nếu nhiễm nhiều: tiêu chảy, thiếu máu, đôi khi bị sa trực tràng
- Nếu nhiễm ít thì không có triệu chứng gì
- Chẩn đoán: thường không có triệu chứng ít người quan tâm (chủ yếu miền Bắc bị nhiễm, miền Nam rất ít)

III. Giun đũa: Ascaris lumbricoides
- Dài khoảng 15 – 20 cm
- Con cái đuôi thẳng, con đực đuôi cong
Những con giun  Kst-gi12

- Trứng theo phân ra ngoài
Những con giun  Kst-gi10

- Giống chu trình giun đũa. Nếu nuốt trứng giai đoạn chưa phát triển ấu trùng thì không bị nhiễm
Người (con trưởng thành) --> trứng (chưa có ấu trùng) --> ngoài đất trứng phát triển thành trứng có ấu trùng --> người nuốt vào
- Chu trình trong cơ thể người: khi nuốt trứng chưa có ấu trùng vào đến ruột non, trứng xuyên qua thành ruột non đi vào máu --> gan --> tim phải --> phổi --> lên yết hầu --> thực quản --> xuống dạ dày rồi trưởng thành ở ruột non. Thời gian từ 2 – 2,5 tháng
- Triệu chứng: chia theo chu trình phát triển:
• Giai đoạn ấu trùng đi qua phổi: người bệnh ho, hơi sốt gọi là HC Loeffler. Phổi có hình ảnh thâm nhiễm nhưng giai đoạn này qua nhanh
• Giai đoạn giun trưởng thành ở ruột non: đau bụng, tiêu chảy, ăn mất ngon, trẻ em có thể co giật nhưng không nhiều, trẻ khó ngủ, cáu kỉnh, quấy khóc, nóng âm ỉ
- Biến chứng: tắc ruột, giun có thể chui ống mật, ruột thừa, gây viêm đau phải can thiệp bằng ngoại khoa
- Chẩn đoán: xét nghiệm phân, trứng có vỏ xù xì dễ nhận ra. Nếu vỏ xù xì tróc ra sẽ nhận dạng bằng lớp vỏ dầy

IV. Giun móc: Necator americanus; Ancylostoma duodenale
- Ký sinh ở ruột non
Những con giun  Kst_gi10
Ghi chú hình: D là Necator americanus có dao cắt; E là Ancylostoma duodenale có 2 đôi răng

- Trứng vỏ mỏng, 70 µm
Những con giun  Kst_gi10

- Chu trình nhiễm: Người ( con trưởng thành) --> trứng theo phân ra ngoài --> ấu trùng giai đoạn 1 --> ấu trùng giai đoạn 2 --> xuyên qua da vào người....
Những con giun  Kst_gi11

- Chỗ ấu trùng xuyên qua da ngứa ngáy, ấu trùng theo dòng máu chu du 1 vòng giống giun đũa rồi trưởng thành ở ruột non
- Bệnh học: đây là bệnh của những người trồng hoa màu (cao su, cafe, cây bóng mát), môi trường ẩm và có bóng mát thuận lợi cho ấu trùng phát triển
• Giai đoạn mới nhiễm: ngứa ngáy, ngứa nhiều gãi nhiều tay dơ gây nhiễm trùng
• Giai đoạn ấu trùng vào phổi: gây ho
• Giai đoạn trưởng thành: rối loạn tiêu hóa, đau bụng, ăn không tiêu, gây thiếu máu vì có dao, răng sắc cắm vào niêm mạc ruột hút máu và tiết ra chất kháng đông (mất máu do bị giun hút và máu rỉ rả không đông), thiếu máu  gây rối loạn thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, trẻ em chậm phát triển, giảm trí nhớ, suy nhược
- Chẩn đoán: xét nghiệm phân tìm trứng

V. Giun lươn: Strongyloides stercoralis
- Con trưởng thành sống ở ruột non người
- Chu trình nhiễm trực tiếp: Người (con trưởng thành) --> ấu trùng giai đoạn 1 theo phân ra ngoài --> ấu trùng giai đoạn 2 --> ấu trùng giai đoạn 3 --> xuyên qua da vào người
- Chu trình tự nhiễm: ấu trùng không theo phân ra ngoài mà tự xuyên qua ruột già vào máu đi khắp cơ thể rồi phát triển thành con trưởng thành
- Chu trình sống tự do: ấu trùng theo phân ra ngoài nếu không gặp người để xuyên qua da thì chúng tự phát triển thành con trưởng thành ở ngoài môi trường rồi kết hợp với nhau đẻ ra ấu trùng, ấu trùng gặp người sẽ xuyên qua da còn không sẽ lại tiếp tục sống và sinh sôi ở môi trường bên ngoài. (con này sống dai thật, ớn quá)
- Khả năng sống cao, khả năng nhiễm bệnh cao
- Bệnh học: ở vùng trồng hoa màu
- Triệu chứng: tiêu chảy, đau vùng thượng vị, đau nhiều, tiêu chảy xen kẽ với bón, phân có lẫn mỡ do ruột bị rối loạn hấp thu
- Khi cơ thể suy giảm miễn dịch corticoide giun lươn bộc phát gâ chết người (Dexa trước khi dùng phải xem có giun lươn không
- Đau âm ỉ giống đau dạ dày những điều trị không thành công. Triệu chứng dễ lầm với loét dạ dày tá tràn
- Chẩn đoán: KT Baermann, nước 45o vì giun luôn luôn luân lưu trong máu nên bạch cầu ái toan hơi cao, luôn có kháng thể trong máu
- Chẩn đoán miễn dịch học (sau 70 năm) tìm kháng thể kháng giun lươn trong huyết thanh (chính xác khoảng 90%)
- Điều trị: Ivermectin tốt với giun tròn, đặc trị giun lươn

VI. Gnathostoma sp
- Chu trình nhiễm: chó, mèo (con trưởng thành) --> trứng (ngoài đất) --> ấu trùng --> Cyclops (loài giáp xác lăng quăng đỏ) --> lươn, tôm, cua, ếch, nhái (lúc này ấu trùng phát triển thành nang ấu trùng) --> chó, mèo
- Người ăn phải lươn, tôm, cua, ếch, nhái có nang ấu trùng sẽ bị nhiễm
- Người là ngõ cùng của ký sinh
- Triệu chứng: đi đến đâu gây bệnh đến đó, phù cục bộ di chuyển, hôn mê, động kinh rồi chết (thần kinh), vào gan nang trong gan
- Chẩn đoán: miễn dịch học tìm kháng thể

VII. Giun đũa chó (Toxocara canis); Giun đũa mèo (Toxocara cati):
- Chu trình nhiễm: Chó, mèo (con trưởng thành) --> trứng --> ấu trùng --> chó mèo hoặc người
- Ấu trùng vào cơ thể người không trưởng thành
- Triệu chứng: thần kinh: hôn mê, động kinh, co giật; thường gây mệt mỏi, ăn không ngon, sốt bất thường, đôi khi bị dị ứng. Sau 1 thời gian bệnh khỏi dần nếu nhiễm ít
- Chẩn đoán: khó, tìm kháng thể trong huyết thanh, không nên thấy kháng thể mà điều trị liền mà phải phối hợp nhiều cận lâm sàng khác như làm công thức máu, hình ảnh học để đưa đến kết luận cuối cùng
- Điều trị: Albendazol

VIII. Angiostrongylus cantonensis:
- Chu trình nhiễm: Chuột --> ấu trùng --> ốc hoặc tôm cua --> chuột
- Người ăn phải ốc, tôm, cua nhiễm ấu trùng sẽ bị nhiễm
Những con giun  Kst-an10

- Triệu chứng: gây nhứng đầu dữ dội nhưng dự hậu thì lành tính
- Sau 10 ngày bệnh tự thuyên giảm
- Chẩn đoán: ly tâm dịch não tủy đếm bạch cầu ái toan tăng cao ( bình thường là 50) >70
Về Đầu Trang Go down
https://dieuduonglienthong10.forumvi.com
 
Những con giun
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trắc nghiệm về giun
» Những con sán
» Những điều cần phải học
» Những môn đã học xong và chuẩn bị thi
» Sức khỏe môi trường - Những điều cần học

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK :: MÔN HỌC :: Ký sinh trùng-
Chuyển đến