LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK

HÃY CHIA SẺ NHỮNG GÌ BẠN BIẾT - BẠN SẼ NHẬN LẠI NHIỀU HƠN BẠN NGHĨ
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Côn trùng - Vi nấm

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 278
Join date : 20/11/2011
Age : 41
Đến từ : TPHCM

Côn trùng - Vi nấm Empty
Bài gửiTiêu đề: Côn trùng - Vi nấm   Côn trùng - Vi nấm Icon_minitimeThu Dec 29, 2011 4:57 pm

CÔN TRÙNG – VI NẤM
Kst đa bào:
- Côn trùng, vi nấm
- Giun
- Sán

I. Côn trùng: (tiết túc)
- Đa bào không có xương sống
- Có chất kitin bao bọc
- Tầm quan trọng của tiết túc trong y học
• Trực tiếp gây bệnh: cái ghẻ (gây ngứa ngáy), tiết nọc độc (con ong), dị ứng, hút máu: con rệp
• Gián tiếp: là trung gian mang mầm bệnh truyền từ người nọ sang người kia (tích cực); chân con ruồi dính bào nang đậu vào đồ ăn, thức uống như vi trùng hoặc bào nang của KST (thụ động)
• Trong tích cực có sự tăng sinh của KST trong thân côn trùng
- Côn trùng truyền:
• Siêu vi trùng: sốt xuất huyết, sốt viêm não
• Vi trùng: bọ chét truyền dịch hạch
• Chứa đơn bào trong thân: KST sốt rét
• Chứa ấu trùng giun sán
- Phân loại: tiết túc chia làm 4 lớp:
• Lớp nhện
• Lớp giáp xác
• Lớp đa túc
• Lớp côn trùng

1. Lớp nhện:
CÁI GHẺ Sarcoptes scabiei
- Đào đường hầm trong da, đào mỗi ngày vài mm, vừa đào vừa đẻ trứng, 3-4 ngày sau trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng lột xác vài lần trở thành nhộng
- Thời kỳ ủ bệnh từ 8 – 15 ngày
- Triệu chứng: ngứa rất nhiều vào lúc ngủ, vị trí: kẽ tay, cổ tay, đùi
- Thấy những đường ngoằn nghoèo trên da dài 1 – 2 cm. Cuối đường hầm nếu lấy kim khều sẽ thấy được con cái ghẻ
- Con ghẻ đực sẽ chết sau khi giao hợp
- Điều trị: DEP
Côn trùng - Vi nấm Sarcop10

2. Lớp côn trùng:
- Ruồi
- Muỗi
- Chí, rận, rệp
- Bọ chét
Gồm có đầu, ngực, bụng
Đầu có vòi để hút máu, xúc biện hàm, râu (ănten)

RUỒI: Ruồi nhà Musca domestica
Ruồi trâu Tabanus
Chrysops.........
- Chuyên chở mầm bệnh từ phân rác vào đồ ăn. Gây bệnh giòi, đậu lên vết thương sinh giòi. Giòi ở mắt, mũi, tai, đường tiêu hóa

MUỖI
Aedec
Culex
Anopheles
- Muỗi đực không hút máu
- Thân muỗi dài có đầu, ngực, bụng
- Ngực mang 2 đôi cánh, 3 đôi chân
- Xúc biện hàm 3 đốt
- Aedec: vằn đen trắng, con cái xúc biện hàm ngắn hơn con đực, ấu trùng ở đốt 9 chia làm 2: đốt 9 và ống thở, trứng rời rạc
- Culex: màu nâu, con cái xúc biện hàm ngắn hơn con đực, ấu trùng có ống thở dài hơn con Aedec, trứng dính thành chùm
- Anopheles: xúc biện hàm dầu phình ra ở con đực, đốt thứ 8 có 2 lỗ thở, đốt 9 không có ống thở, trứng có phao
- Ấu trùng (lăng quăng) --> nhộng --> muỗi trưởng thành --> trứng --> ấu trùng
- Muỗi Aedec: truyền sốt xuất huyết, viêm màng não do vi trùng, bệnh giun chỉ
- Muỗi Culex: truyền bệnh giun chỉ
- Muỗi Anopheles: có 50 loài nhưng chỉ có 1 số loài truyền bệnh sốt rét: A.minimus, A. sundaicus, A. vagus... Khả năng truyền bệnh giống nhau và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ muỗi, tính ưa người của muỗi, tính ưa vào nhà

CHÍ Pediculus
- Thân, đầu, ngực bụng, chân có móng vuốt sắc bám da đầu
- Có 2 loại: chí ở đầu, chí ở người
- Gây ngứa, nhiễm trùng
- Truyền bệnh Rickettsia là bệnh nặng
Côn trùng - Vi nấm Pedicu10

RẬN Phtirius
- Ngắn hơn chí, đầu ngực dính thành 1 khối
- Tập trung ở người gây ngứa gãi có khi gặp ở lông mày
Côn trùng - Vi nấm Phtiri10

BỌ CHÉT
- Bé vài mm hút máu để sống không có canh, ký sinh trên động vật có vú và chim chóc, chân dài và có thể nhảy xa, thân dẹp
- Chân dài to khỏe, mỗi chân có 5 đốt
- Con đực và cái đều hút màu
- Đẻ trứng trong hang ổ loài gậm nhấm, 1 tuần thì nở thành ấu trùng --> nhộng bất động trong vỏ bọc và nằm chờ điều kiện thuận lợi để nở ra thành bọ chét trưởng thành
Xenopsylla chopis: truyền bệnh dịch hạch từ chuột sang người
Côn trùng - Vi nấm Xenops10
Pulex irritans: truyền bệnh dịch hạch từ người sang người
- Dịch hạch là bệnh của loài gậm nhấm khi con chuột mang nhiều vi trùng dịch hạch --> chuột chết; khi chuột chết bọ chét rời xác chuột nhảy vào người
- Thường biểu hiện ở thể phổi, sốt
- Chống bọ chét

II. Vi nấm: (nấm trong y học)
- Sinh vật đơn bào hoặc đa bào hiếu khí, không có diệp lục tố nhưng nó có hệ thống men rất mạnh giúp nó hấp thụ chất bổ dưỡng từ cơ thể ký chủ
- Cấu trúc: nhân, vách tế bào
- Gây bệnh bằng 3 phương thức
• Ký sinh
• Dị ứng
• Độc tố

1. Nấm men Candida: Candida albicans
- Có nhiều loại, Candida albicans gây bệnh ở người
- Candida là những đơn bào sinh sản nảy chồi, chồi có thể dài ra tạo thành sợi tơ nấm giả
- Trong môi trường cấy “thạch-bột-ngô” trong đó có khoai tây, cà rốt, mật bò... sinh bao tử bao dầy là đặc tính của Candida albicans
- Trong cơ thể người có Candida nhưng là Candida sống ngoại sinh vô hại. VD: ở dịch âm đạo
- Nó chỉ thành bệnh khi dùng kháng sinh nhiều khiến vi khuẩn bị diệt hết làm Candida phát triển nhiều và gây bệnh
- Thuốc ức chế miễn dịch, thuốc ngừa thai cũng làm Candida phát triển
- Candida gây bệnh ở da và móng
• Da: thường ở chỗ nếp xếp háng, bụng, vú, bẹn: mềm dễ tróc có màu đỏ đậm, thường dễ nhiễm trùng. Chẩn đoán khó. Lấy bệnh phẩm nhìn dưới kính hiển vi thấy hạt men, sợi tơ nấm giả
• Móng: những người hay tiếp xúc với nước, bưng mủ xung quanh ngón tay, sưng đỏ đau, đè mạnh mủ chảy ra, móng bình thường
- Candida trong máu: thường gặp những người điều trị lâu ngày ở bệnh viện (nhiễm trùng bệnh viện), do dụng cụ y tế truyền hạt men vào hoặc do nấm men có sẵn trong cơ thể + bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh --> nấm tăng sinh nhiều ở máu
- Bệnh đẹn ở miệng: thường gặp ở trẻ sơ sinh --> 2 tháng tuổi, trẻ yếu, suy dinh dưỡng, người già. Khởi đầu bên trong miệng đỏ, vài ngày có những đốm trắng dễ tróc, khi tróc chảy máu, người bệnh đau họng khó nuốt, trẻ bú khó
- Bệnh ở ruột: xâm lấn vào trong vách ruột: tiêu chảy nhiều, trong phân có nhiều hạt men
- Bệnh ở đường niệu sinh dục: huyết trắng nhiều, huyết trắng có màu như sữa em bé ọc, người bệnh ngứa ngáy khó chịu, sưng âm đạo, niệu đạo (sống chung với trùng roi); nam giới: ngứa, khó chịu, có giọt mủ
Cryptococcus neoformans
- Là nấm men gây viêm màng não, không sốt, dễ gây tử vong, có bao rất dày trong suốt, đường kính 5µm
- Chẩn đoán: nhuộm mực tàu tìm nấm men có bao dày
- Định vị ở phổi: sốt nhẹ, ho không nhiều
- Định vị ở da: loét
- Định vị ở Thần kinh trung ương: gây viêm màng não có thể tử vong
Pytirosporum orbivulare (lang ben)
- Thấy hạt men dính thành chùm, sợi hình X, Y
- Không gây ngứa, không gây đau
- Điều trị: nystatin--> candida

2. Nấm da (da, tóc, lông, móng)
- Là nấm ưa Keratin
- Không đi qua khỏi lớp da, gây bệnh ngoài da không gây bệnh nội tạng
Epidermophyton
Trichophyton
Microsporum
- Gây bệnh nấm tóc: tóc bị gẫy, chân tóc + da đầu bị mưng mủ
- Bệnh ở biểu bì: nếp xếp ở da và vùng da nhẵn.
• Nếp xếp: gây ngứa ngáy khó chịu
• Da nhẵn: sang thương hình loan vòng hình đồng xu phía ngoài đỏ trong thâm
- Bệnh nấm móng: ăn từ ngoài rìa và đi vào chân móng, móng tay xù xì nhăn nheo dễ vỡ, phần xung quanh móng bình thường
- Chẩn đoán: cạo bệnh phẩm, cấy trong môi trường lạnh --> định danh

3. Nấm nội tạng
Aspergilus
Histoplasma
Sporothrix schenckii
Về Đầu Trang Go down
https://dieuduonglienthong10.forumvi.com
 
Côn trùng - Vi nấm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ký sinh trùng - Các loại trùng....
» LỊCH THI MÔN KÝ SINH TRÙNG
» Trắc nghiệm về trùng roi
» 3 bài Suy tim, Hội chứng thận hư và nhiễm trùng tiểu
» Phần IV. Ngực - bụng - TK trung ương

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK :: MÔN HỌC :: Ký sinh trùng-
Chuyển đến