LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK

HÃY CHIA SẺ NHỮNG GÌ BẠN BIẾT - BẠN SẼ NHẬN LẠI NHIỀU HƠN BẠN NGHĨ
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Ký sinh trùng - Các loại trùng....

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 278
Join date : 20/11/2011
Age : 41
Đến từ : TPHCM

Ký sinh trùng - Các loại trùng.... Empty
Bài gửiTiêu đề: Ký sinh trùng - Các loại trùng....   Ký sinh trùng - Các loại trùng.... Icon_minitimeWed Dec 28, 2011 11:05 am

KÝ SINH TRÙNG
- Rút kiệt chất bổ của cơ thể
- Gây sang thương, gây vết thương trên cơ thể người
- Làm mô bị thối
- Tắc ruột
- Kháng thể trong huyết thanh sẽ kháng lại KST
- Mô của ký chủ cũng chống lại KST
- KST gây tình trạng thiếu máu trong cơ thể
VD: giun móc – sốt rét làm vỡ hồng cầu, lách to sản xuất ra tế bào chống lại KST
KST ≠ vi trùng: tăng sinh bên ngoài không cần ký chủ
- KST không sống tự do được nên phải sống ký sinh vào vật chủ --> mức độ lây truyền khó
- Chu trình lây nhiễm:
Ký chủ (chứa KST ở giai đoạn trưởng thành) --> môi trường --> ký chủ trung gian (chứa giai đoạn ấu trùng)
- Nếu ký chủ chứa ấu trùng thì đó là ngõ cùng của ký sinh
- Đường vào miệng, xuyên qua da, máu
- Phòng bệnh: biết được đường vào và đường ra thì sẽ có kế hoạch phòng chống
- Đơn bào:
+ Trùng chân giả
+ Trùng lông Ký sinh ngoại tế bào --> vô tính
+ Trùng roi
+ Trùng bào tử Ký sinh nội tế bào: sinh sản vô tính + hữu tính
- Đa bào:
+ Plasmodium falciparum
+ Plasmodium vivax
- Có 3 thể:
+ Tư dưỡng
+ Phân liệt
+ Giao bào
- Chu trình phát triển:
Mảnh trùng đủ độ sẽ vỡ ra phóng thích vào máu, tăng trưởng thành thể tư dưỡng --> phát triển thành thể phân liệt (thể hoa hồng)
--> mỗi lần hồng cầu vỡ là người bệnh lên cơn sốt rét, phóng thích ra mảnh trùng vào hồng cầu tạo chu trình mới
- Muỗi hút giao bào, giao bào phát triển trong thành dd muỗi và tăng sinh tạo thành trứng nang phát triển thành thoa trùng theo tuyến nước bọt vào máu người
- Anopheles minimus
- Anophesundaicus
- Anophevagus
- Ở Việt Nam có 2 con muỗi phổ biến
+ Plasmodium falciparum (PF) chiếm 80% gây sốt rét ác tính
+ Plasmodim vivax (PV): gây tái phát không gây ác tính
- PF: tất cả những mảnh trùng nằm trong tế bào gan đều phóng thích vào máu, trong hồng cầu có rất nhiều nên khi nó vỡ có khả năng gây sốt rét ác tính.
- PV: số lượng mảnh trùng trong tế bào gan không phóng thích hết chờ thời gian nên người bị nhiễm dễ bị tái phát
- PF: lấy máu ở bên hông của đầu ngón tay giữa (máu ngoại biên) không thấy thể phân liệt trừ bệnh nặng hoặc gần chết
- PV: thì thấy đủ 3 thể ở máu ngoại biên

CƠN SỐT RÉT ĐIỂN HÌNH:
- Rét: BN rét run kéo dài #1h, lách to, HA giảm
- Sốt: BN cảm thấy dễ chịu khi sốt cao (390 – 400) kéo dài 3h
- Đổ mồ hôi: người bệnh cảm thấy dễ chịu
- Thường là sốt cách nhật, P.F có thể sốt mỗi ngày
- Δ thường khó vì có thể nhầm lẫn
- Δ chính xác kéo lam máu tìm KST nhưng không phải lúc nào cũng thấy phải tùy lúc
CÁC LOẠI SỐT RÉT
- Sốt rét của phụ nữ mang thai, sẩy thai, sinh non
- Sốt rét bẩm sinh: KST theo máu mẹ vào thai nhi
- Sốt rét trẻ em: thường nặng hơn người lớn
- Sốt rét truyền máu: không tìm thấy KST thì vẫn truyền cho người bệnh

THUỐC ĐIỀU TRỊ:
- Thuốc diệt thể phân liệt
- Thuốc diệt giao bào, tư dưỡng
 điều trị khó cần phải nhập viện để điều trị theo sơ đồ của Bộ Y tế

TRÙNG BÀO TỬ Toxoplasma gondi
- KST nội tế bào
- Ký chủ thực sự là mèo, người chứa nó dạng ngõ cùng ký sinh
- Chu trình
+ ĐV máu nóng ăn nang giả -->nang giả vỡ tung --> tư dưỡng --> máu. Tại đây sẽ bị tiêu diệt, đối với những mô có tính miễn dịch kém như là não, mắt --> nang giả
+ Nang giả khi vào cơ thể mèo thì thành trứng nang, trứng nang theo phân ra đất
+ Nang giả không phải là mèo thì vẫn là nang giả trong cơ thể mới
- Nếu người khỏe nhiễm thì không có gì nặng, nếu phụ nữ mang thai thì nguy hiểm cao hơn. Phụ nữ có thai thử IgG (+): đã bị nhiễm KST lâu nên không thể lây qua thai; IgM (+) kháng thể IgM xuất hiện sớm nên thể tư dưỡng theo máu đi vào thai nhi sớm --> phá thai

TRÙNG CHÂN GIẢ (TRÙNG LÔNG – TRÙNG ROI)
- 1 tế bào có màng tế bào mỏng manh dễ chết khi ra ngoài môi trường, khi di chuyển màng nhô ra thành chân giả nên gọi là trùng chân giả
- [u[Entamoeba[/u] histolytica: gây bệnh kiết lỵ đường ruột
- Thể hoạt động là thể gây bệnh
- Người nuốt bào nang --> dạ dày thành thể 4 nhân --> ruột non phát triển thành thể hoạt động 4 nhân --> ruột già thành 8 hoạt động con amip (mỗi con amip có 1 nhân) --> hóa bào nang theo phân ra ngoài
- Trong trùng chân giả có nhiều con nhưng chỉ có 1 con gây bệnh là con Entamoeba histolytica
- Điều kiện:
+ vi trùng đường ruột
+ sức đề kháng giảm
- Vi trùng đường ruột to lên xâm lăng thành ruột ăn hồng cầu gây nên những vết loét hình bình, những mảng không có điểm tựa tách ra nên đi ra phân có nhày và máu bao quanh khối phân
- Người bệnh mang bào nang vẫn phải uống thuốc vì khi thải phân ra có thể lây bệnh
Triệu chứng:
- Khởi đầu: tiêu chảy -->phân càng lúc càng ít sau đó chỉ có nhầy và máu + đi tiêu nhiều lần
- Tổng trạng không suy sụp vì không sốt trừ ở trẻ em đôi khi có sốt
Biến chứng:
- Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng thuốc, không đủ liều thì amip sẽ còn tồn tại và theo dòng máu đi vào các cơ quan khác (có thể sau vài năm) đặc biệt là gan, mỗi con amip tạo thành 1 vết loét, nhiều vết loét đụng nhau thành apxe gan do amip
- Triệu chứng: đau bụng nhiều --> đau lan lên vai phải
- Từ gan amip lên phổi, phổi bị nhiễm thường là phổi phải, ho khạc đàm ra máu rỉ sắt, có thể vào lục phủ ngũ tạng
Chẩn đoán: soi phân tìm ký sinh trùng
• Người bệnh tìm thể hoạt động kích thước bé hơn
• Người lành tìm bào nang
• Dùng dd cố định phân vì amip dễ chết khi ra môi trường bên ngoài, nếu không có dd cố định thì phải xét nghiệm phân ngay khi đi tiêu nhưng thực tế rất khó tìm
- Entamoecodi: chỉ ký sinh không lây lan

Ký sinh trùng - Các loại trùng.... Entamo11

TRÙNG ROI: Goadia lamblia 15µm
- Có 40 roi hình bầu dục gây tiêu chảy ở Trẻ em kéo dài
- Phân không màu, mất màu vàng vì nó ký sinh ở ống mật (đoạn đầu ruột non) có thể xâm nhập vào ống mật, túi mật  phân không máu có lẫn mỡ
- Bệnh ở người lớn thường nhẹ
- Thuốc điều trị: Flagentyl, Secnidazol

TRÙNG ROI SỐNG Ở ÂM ĐẠO VÀ NIỆU ĐẠO Trichomonas vaginalos 15µm
- Có khoảng 15 roi, không có thể bào nang
- Ký sinh ở âm đạo gây bệnh huyết trắng có nhiều bọt
- Lúc mới bị có màu trắng ngà, nhiều bọt, ngứa
- Bệnh ở nam không có triệu chứng hoặc có thể gây ngứa nhẹ, có thể bị viêm tinh hoàn, tiền liệt tuyến nhưng mờ nhạt
Chẩn đoán: soi dịch âm đạo, rất dễ nhận ra dùng giọt nước muối sinh lý phết thấy nó bơi quanh như cá rất dễ tìm
• Ở nam thì tìm ở giọt mủ vào buổi sáng
Nguyên nhân: có 4 nguyên nhân
• Do con Trichomonas vaginalis
• Ở em bé
• Do quan hệ tình dục

Điều trị: nữ: metronidazole uống + đặt âm đạo

Ký sinh trùng - Các loại trùng.... Tricho10


Được sửa bởi Admin ngày Thu Mar 01, 2012 4:02 pm; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
https://dieuduonglienthong10.forumvi.com
fgcuong




Tổng số bài gửi : 7
Join date : 22/11/2011
Age : 41

Ký sinh trùng - Các loại trùng.... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ký sinh trùng - Các loại trùng....   Ký sinh trùng - Các loại trùng.... Icon_minitimeWed Dec 28, 2011 10:33 pm

thanks
Về Đầu Trang Go down
 
Ký sinh trùng - Các loại trùng....
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trắc nghiệm về trùng roi
» Điểm thi môn Sinh Lý, Mô phôi, Sinh học lớp DK2
» Điểm thi môn Sinh lý, Mô phôi, Sinh học DK1
» Hình hồng cầu gà và tủy sống thỏ, các loại bạch cầu
» Côn trùng - Vi nấm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK :: MÔN HỌC :: Ký sinh trùng-
Chuyển đến