LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK

HÃY CHIA SẺ NHỮNG GÌ BẠN BIẾT - BẠN SẼ NHẬN LẠI NHIỀU HƠN BẠN NGHĨ
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Phần IV. Ngực - bụng - TK trung ương

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 278
Join date : 20/11/2011
Age : 41
Đến từ : TPHCM

Phần IV. Ngực - bụng - TK trung ương Empty
Bài gửiTiêu đề: Phần IV. Ngực - bụng - TK trung ương   Phần IV. Ngực - bụng - TK trung ương Icon_minitimeTue Dec 20, 2011 2:34 pm

NGỰC – BỤNG – TK TRUNG ƯƠNG
1. Mô tả đặc điểm chung của các đốt sống và đặc điểm riêng để phân biệt các đốt sống cổ, ngực và thắt lưng
a. Đặc điểm chung:
- Thân đốt sống: mặt trên và dưới, hơi lõm ở giữa và 1 vành xương đặc ở xung quanh
- Cung đốt sống: cùng với thân đốt sống tạo thành lỗ đốt sống. Gồm 2 mảnh cung đốt sống và 2 cuống cung đốt sống. 2 bờ trên dưới của mỗi cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi 2 đốt sống khớp nhau thì các khuyết đó tạo thành lỗ gian đốt sống để cho dây TK gai đốt sống chui qua
- Các mỏm: từ cung đốt sống chồi ra các mỏm như sau: mỏm gai từ giữa mặt sau của cung đốt sống chạy ra sau và xuống dưới; mỏm ngang từ chỗ nối giữa cuống và mảnh đi ngang ra phía ngoài; mỏm khớp: mỗi đốt sống có 4 mỏm: 2 mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới
- Mỗi mỏm có 1 diện khớp để khớp với đốt sống kế cận
b. Đặc điểm riêng đốt sống cổ, ngực và thắt lưng
- Đốt sống cổ: thân dẹt bề ngang, dầy phía trước hơn phía sau. Cuống tách ra từ phần sau của mặt bên thân đốt sống và khuyết sống trên và dưới đều sâu bằng nhau. Mảnh hình vuông và rộng hơn cao. Mỏm ngang dính vào thân và cuống bởi 2 rễ giới hạn nên 1 lỗ gọi là lỗ ngang để cho mạch đốt sống chui qua. Đỉnh của mỏm gai tách làm 2 củ: củ trước, củ sau . Mặt trên mỏm ngang có rãnh TK gai sống. Mỏm khớp có diện khớp phẳng nằm ngang. Diện trên nhìn lên trên và ra sau. Diện dưới nhìn xuống dưới và ra trước. Lỗ đốt sống hình tam giác và rộng hơn lỗ đốt sống ngực và thắt lưng để chứa đoạn phình cổ của tủy gai và thích ứng với biên độ di động lớn của đoạn sống cổ.
- Đốt sống ngực: mỗi bên thân đốt sống có 2 hố khớp là hố sườn trên và hố sườn dưới để khớp với đầu xương sườn. Thân dầy hơn đốt sống cổ, khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên. Mỏm gai dài và chúc xuống dưới vì đoạn sống ngực không cử động nhiều. Mỏm ngang có 1 diện khớp gọi là hố sườn ngang để khớp với củ xương sườn. Mỏm khớp có các diện khớp đứng ngang nhìn ra phía trước hoặc phía sau. Lỗ đốt sống hình gần tròn.
- Đốt sống thắt lưng: thân rất lớn và rộng bề ngang. Cuống dầy và khuyết sống dưới cũng sâu hơn khuyết sống trên. Mỏm gai có hình chữ nhật và hướng ra sau. Mỏm ngang dài được coi như 1 xương sườn thoái hóa nên gọi là mỏm sườn. Ở phía sau chỗ mỏm sườn dính vào cung đốt sống có mỏm phụ. Mỏm khớp trên dẹt chiều ngang, có diện khớp lõm ở mặt trong và có mỏm núm vú ở mặt ngoài. Mỏm khớp dưới có diện khớp lồi hình trụ để thích ứng với diện khớp của mỏm khớp trên. Lỗ đốt sống hình tam giác nhỏ hơn lỗ đốt sống cổ và lớn hơn lỗ đốt sống ngực. Không có hố sườn ở bên thân và không có lỗ ở mỏm ngang

2. Kể tên theo các lớp cơ của thành ngực và thành bụng. Tác dụng của các cơ thành bụng trước bên
a. Các cơ ở thành ngực:

- Lớp ngoài: cơ gian sườn ngoài
- Lớp giữa: cơ gian sườn trong
- Lớp trong: cơ gian sườn trong cùng, cơ dưới sườn, cơ ngang ngực và cơ nâng sườn
- Một số cơ khác cũng góp phần tạo nên thành ngực gồm các cơ liên quan đến chi trên như: cơ ngực to, ngực bé, dưới đòn, răng trước
b. Các cơ ở thành bụng:
- Thành bụng trước bên: phía trước: cơ thẳng bụng, cơ tháp, 2 bên: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng (xếp thành 3 lớp từ nông vào sâu)
- Thành bụng sau: cơ vuông thắt lưng, cơ thắt lưng to, cơ thắt lưng bé, cơ chậu
c. Tác dụng của cơ thành bụng trước bên:
Do cấu trúc của các cơ gồm những thớ đan chéo lẫn nhau, các cơ thành bụng có chức năng giữ và bảo vệ cho các tạng trong bụng không sa ra ngoài. Chức năng chính của cơ thẳng bụng là gập thân. Các cơ chéo bụng ngoài, chéo bụng trong, ngang bụng và cơ hoành khi cùng hoạt động sẽ gây ra 1 sự gia tăng rất lớn áp lực trong ổ bụng, vì vậy tác động của các cơ này rất quan trọng trong lúc đại tiện, tiểu tiện, ói mửa và sanh đẻ. Các cơ của thành bụng trước bên, không hoạt động lúc hô hấp bình thường mà chỉ giúp đỡ hô hấp khi thở ra gắng sức. Các cơ này còn trợ giúp các cơ cạnh sống trong các động tác xoay thân thể và giữ vững tư thế

3. Mô tả hình thể ngoài của phổi và màng phổi
a. Hình thể ngoài của phổi:
hình nón gồm 3 mặt, 2 bờ
- Mặt ngoài (mặt sườn): phổi phải có 3 thùy, phổi trái có 2 thùy (và 1 lưỡi phổi trái)
- Mặt dưới (đáy phổi) tựa lên cơ hoành
- Mặt trong (mặt trung thất): có rốn phổi và đi qua nó là cuống phổi (là thành phần đi vào đi ra phổi: ĐM phối, TM phổi, phế quản dính, bạch huyết, TK), ngoài ra còn có ấn tim (phổi phải) và hố tim (phổi trái)
- Bờ trước: là ranh giới giữa mặt sười và mặt trong
- Bờ dưới: quây lấy mặt hoành và gồm 2 đoạn: đoạn thẳng ngăn cách mặt hoành với mặt trong và đoạn cong ngăn cách mặt hoành với mặt sườn
b. Hình thể ngoài của màng phổi: màng phổi là 1 thanh mạc gồm 2 lá: lá thành và lá tạng
- Lá tạng: bọc sát và dính chặt vào nhu mô phổi. Ở rốn phổi màng phổi tạng quặt ra sau để liên tiếp với màng phổi thành
- Lá thành: áp sát phía ngoài màng phổi tạng: màng phổi trung thất, màng phổi sườn, màng phổi hoành. Ngách sườn hoành (màng phổi sườn hợp với màng phổi hoành), ngách sườn trung thất (màng phổi sườn gặp màng phổi trung thất)

4. Mô tả hình thể ngoài và trong của tim. Chú ý sơ đồ hình trong của tim
a. Hình thể ngoài của tim: tim giống hình tháp (hình nón) 3 mặt, 1 đáy, 1 đỉnh. Đỉnh quay ra trước và hơi sang trái. Đáy ra sau và hơi sang phải.
- Đáy tim: quay ra phía sau ứng với mặt sau của 2 tâm nhĩ. Giữa 2 tâm nhĩ có 1 rãnh dọc gọi là rãnh gian nhĩ. Ở phía trên có TM chủ trên và dưới có TM chủ dưới. Rãnh tận cùng nối bờ phải của TM chủ trên và chủ dưới ở mặt sau tâm nhĩ phải. Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái hoàn toàn quay ra phía sau có TM phổi đổ vào
- Đỉnh tim: còn gọi là mỏm tim nằm chếch sang trái ở ngay sau lồng ngực. (khoang gian sườn V ngay dưới núm vú trái.) Bên phải đỉnh tim là khuyết đỉnh tim, nơi 2 rãnh gian thất trước và sau gặp nhau
- Mặt trước (mặt ức sườn): có rãnh vành chạy ngang ngăn cách tâm nhĩ trên và tâm thất dưới. Phần tâm thất có rãnh gian thất trước chạy dọc từ sau ra phía bên phải đỉnh tim ngăn đôi 2 tâm thất. Trong rãnh có ĐM vành trái và TM tim lớn. ¾ phía trước là tâm thất phải, ¼ phía trước là tâm thất trái
- Mặt dưới (mặt hoành): có rãnh vành liên tiếp với rãnh vành ở mặt ức sườn chia tim thành 2 phần: phần sau hẹp là tâm nhĩ và phần trước là tâm thất. Ở phần này có rãnh gian thất sau đi từ sau ra trước và nối với rãnh gian thất trước ở phía bên phải đỉnh tim. Trong rãnh có ĐM vành phải và TM tim giữa.
- Mặt phổi (mặt trái): tiếp xúc với phổi trái

b. Hình thể trong của tim: tim được chia làm 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất ngăn cách nhau bởi các vách: từ trên xuống vách gian nhĩ (nằm giữa nhĩ phải và nhĩ trái), vách nhĩ thất (nằm giữa nhĩ phải và thất trái), vách gian thất (nằm giữa thất phải và trái). Nhĩ phải và thất phải thông bằng lỗ nhĩ thất phải hay van 3 lá. Nhĩ trái và thất trái thông bằng lỗ nhĩ thất trái hay van 2 lá
- Sự khác nhau giữa tâm nhĩ và tâm thất: thành tâm nhĩ mỏng hơn, mặt trong của tâm nhĩ láng hơn

5. Mô tả thực quản, hình thể ngoài của dạ dày. Chú ý hình ĐM dạ dày
a. Mô tả thực quản:
ống cơ trên nối với hầu, dưới nối với tâm vị của dạ dày. Nằm phía trước cột sống, bên phải ĐM chủ, phía sau tâm nhĩ trái của tim, nằm phía sau khí quản. Có 3 chỗ hẹp: ngang chỗ nối hầu (C6), nơi khí quản phân đôi, nơi chui qua cơ hoành.
b. Hình thể ngoài của dạ dày: được bao bên ngoài bởi thanh mạc, bên trong có 3 lớp cơ: cơ dọc, vòng, chéo. Dạ dày có 2 thành: trước và sau, 2 bờ cong vị lớn và nhỏ, 2 đầu: tâm vị trên và môn vị dưới. Từ trên xuống:
- Tâm vị: rộng 3 – 4 cm chỗ nối với thực quản có lỗ tâm vị
- Đáy vị: phần phình to hình chỏm cầu, có khuyết tâm vị
- Thân vị: hình ống, giới hạn trên là mp ngang qua lỗ tâm vị, giới hạn dưới là mp qua khuyết góc
- Phần Môn vị: hang môn vị và ống môn vị (giống cái phễu)
- Môn vị: giữa môn vị có lỗ môn vị thông với hành tá tràng

6. Mô tả hình thể ngoài của gan. Chú ý hình mặt tạng của gan
- Gan có 1 bờ và 2 mặt: mặt hoành lồi ở trên áp sát vào cơ hoành, mặt tạng phẳng ở dưới tiếp xúc với các tạng trong ổ bụng
- Mặt hoành: chia làm 4 phần
. Phần trên: lồi, trơn, láng, nấp dưới cơ hoành, có vết ấn tim
. Phần trước: tiếp xúc với cơ hoành và thành bụng trước
. Phần phải: phần nhìn sang phải liên tiếp với phần trên và phần trước của mặt hoành
. Phần sau: phần nhỏ nhất của mặt hoành, hình tam giác
- Mặt tạng: lõm không đều do các tạng trong ổ bụng ấn vào. Đặc biệt có những vết ấn sau tạo thành 2 rãnh dọc (rãnh dọc phải, rãnh dọc trái) và 1 rãnh ngang có hình chữ H ở mặt tạng và phần sau của mặt hoành
- Bờ dưới rõ, sắc tạo bởi ranh giới giữa phần trước của mặt hoành và mặt tạng.

7. Mô tả kích thước, vị trí và liên quan của ruột non. Phân biệt hỗng và hồi tràng
a. Kích thước:
chiều dài từ 5,5 – 9 m, trung bình là 6,5 m. Chiều dài này thay đổi tùy theo người, giới tính, tình trạng trương lực cơ của thành ruột; chiều rộng: giảm dần từ các khúc ruột đầu (3 cm) đến các khúc ruột cuối (2 cm)
b. Vị trí: ruột non cuộn lại thành các quai ruột hình chữ U hay còn gọi là khúc ruột, mỗi khúc dài 20 – 25 cm. Có 14 – 16 khúc chia làm 2 nhóm: 1 nhóm nằm ngang ở bên trái ổ bụng, 1 nhóm nằm thẳng ở bên phải ổ bụng, riên 10 – 15 cm cuối cùng trở lại, chạy ngang vào manh tràng. 1/3 đầu của ruột non nằm ở hạ sườn trái, 1/3 giữa nằm ở phần trung tâm của bụng và 1/3 còn lại nằm ở chậu hông và hố chậu phải
c. Liên quan:
- Phía trên: với kết tràng ngang và mạc treo kết tràng ngang
- Phần dưới: với các tạng trong chậu hông bé (trực tràng, tạng sinh dục, bàng quang).
- Bên phải: với manh tràng và kết tràng lên
- Bên trái: với kết tràng xuống
- Phía trước: với thành bụng trước qua trung gian của mạc nối lớn.
d. Phân biệt hỗng tràng và hồi tràng:
- Đường kính hỗng tràng lớn hơn
- Thành của hỗng tràng dầy hơn, nhiều mạch máu hơn và có nhiều nếp vòng cao hơn
- Mô bạch huyết ở hỗng tràng tạo nên các nang đơn độc, ở hồi tràng là các mảng bạch huyết
- Các quai hỗng tràng nằm ngang phía trên trai ổ bụng, còn các quai hồi tràng nằm dọc bên phải và phía dưới
- 1% - 3% có 1 túi thừa hồi tràng (túi thừa Meckel)

8. Kể tên, vị trí các phần, hình thể ngoài của ruột già. Chú ý sơ đồ hình thể ngoài manh tràng
- Vị trí: ruột già tạo nên 1 khung hình chữ U ngược vây quanh tiểu tràng, từ phải qua trái: manh tràng và ruột thừa, kết tràng lên, góc kết tràng phải, kết tràng ngang, góc kết tràng trái, kết tràng xuống, kết tràng xích ma, trực tràng, ống hậu môn
- Dài từ 1,4 – 1,8 m bằng ¼ chiều dài ruột non (người VN: 148,2 cm), đường kính manh tràng 7cm (VN: 5,92cm) giảm dần đến kết tràng xích ma
- Các dải cơ dọc gồm 3 dải từ manh tràng đến kết tràng xích ma: dải mạch treo kết tràng (phía sau trong), dải mạc nối (phía sau ngoài), dải tự do (phía trước)
- Túi phình kết tràng là những túi nằm giữa các dải cơ dọc, cách nhau bởi những chỗ thắt ngang, di chuyển thường xuyên, không cố định.
- Các túi thừa mạc nối là những túi phúc mạc nhỏ chứa mỡ bám vào các dải cơ dọc, trong đó một nhánh ĐM, do đó khi thắt có thể gây hoại thư ruột

9. Mô tả hình thể trong của thận. Chú ý thiết đồ cắt đứng ngang qua thận
- Gồm 2 phần: phần giữa: xoang thận, xung quanh là vỏ thận (nhu mô thận)
a. Xoang thận: có những chỗ lồi lõm khác nhau: chỗ lồi 1: nhú của tháp thận, nước tiểu đi vào thận qua cái nhú đó. Các chỗ lõm: gọi là các đài thận nhỏ. Các đài thận nhỏ chập lại thành nhiều đài thận lớn. Nước tiểu đổ vào nhú của tháp thận đến đài thận nhỏ đến đài thận lớn rồi đổ vào bể thận chạy đến niệu quản rồi đến bàng quang.
b. Vỏ thận: Tháp thận hình tháp tam giác có đỉnh quay về xoang thận, đáy quay về vỏ thận
c. ĐM thận: nguyên ủy 2 ĐM xuất phát từ ĐM chủ bụng chạy thẳng vào rốn thận, khi đến bể thận ĐM thận chia làm 4 – 5 nhánh trước bể thận, 1 – 2 nhánh phía sau bể thận.
d. Mạc thận: bao bọc xung quanh thận: có lá trước và lá sau. Nếu cắt ngang sẽ thấy dính nhau ở phía ngoài, trong. Nếu cắt dọc thì thấy dính nhau ở trên, dưới

10. Đại cương về niệu quản. Mô tả hình dạng và vị trí của bàng quang
a. Đại cương về niệu quản:

- Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống BQ. Niệu quản nằm sau phúc mạc, dọc 2 bên cột sống thắt lưng và ép sát vào thành bụng sau
- Đường kính niệu quản khi căng vào khoảng 5 mm, đều từ trên xuống dưới trừ 3 chỗ hẹp 1 ở khúc nối bể thận – niệu quản, 1 ở nơi niệu quản bắt chéo ĐM chậu (ở đường cung xương chậu) và 1 nửa ở trong thành BQ. Do các chỗ hẹp này mà các sỏi thận hay bể thận khi rơi xuống niệu quản có thể kẹt lại đó gây cơn đau quặn thận và trên lâm sàng khi khám có thể tìm thấy các điểm đau niệu quản trên, giữa và dưới tương ứng với các chỗ hẹp này.
- Chiều dài của niệu quản thay đổi theo chiều cao cơ thể, giới tính, vị trí của thận và BQ. Trung bình niệu quản dài từ 25 – 28 cm, chia làm 2 đoạn: đoạn bụng và đoạn chậu hông, mỗi đoạn dài 12,5 – 14 cm. Niệu quản có thể thấy được trên phim X quang chụp bể thận – niệu quản có bơm thuốc cản quang
- Niệu quản trái bắt chéo ĐM chậu ngoài, niệu quản phải bắt chéo ĐM chậu chung
b. Hình dạng và vị trí của bàng quang:
- Là 1 tạng rỗng nằm trong vùng chậu hông, nhiệm vụ chứa nước tiểu và tống nước tiểu ra ngoài (250 – 500ml), khi có 350ml nước tiểu sẽ có phản xạ đi tiểu, nằm phía sau xương mu, trước trực tràng, trên hoành chậu hông, dưới phúc mạc. Đỉnh phía trước, thân ở giữa, cổ phía dưới, đáy phía sau
- Ở người trưởng thành và khi rỗng, BQ nằm trong phần trước vùng chậu. Phía trước BQ là xương mu, phía sau là các tạng sinh dục và trực tràng, phía dưới là hoành chậu. Khi căng đầy, BQ hình cầu và nằm trong ổ bụng
- Ở trẻ con, BQ có hình giống quả lê với cuống là ống niệu – rốn và phần lớn BQ nằm trong ổ bụng. Khi trẻ lớn, BQ tụt dần xuống vùng chậu, phần ống niệu rốn hẹp dần và bít hẳn tạo thành dây chằng rốn giữa.
- Ở người già, do trương lực của cơ thành bụng yếu, BQ có hơi nhô lên trên về phía ổ bụng
- BQ có hình tứ diện tam giác với bốn mặt: mặt trên, mặt sau và 2 mặt dưới – bên
. Mặt trên: che phủ bởi phúc mạc, lồi khi BQ đầy, lõm xuống khi BQ rỗng làm cho lòng BQ có hình chữ Y hay T
. Mặt dưới – bên: nằm tựa trên hoành chậu, 2 mặt này gặp nhau ở phía trước bởi 1 bờ tròn mà đôi khi được gọi là mặt trước
. Mặt sau: phẳng, đôi khi lồi. Mặt này còn được gọi là đáy BQ. Phần trên của đáy BQ cũng được phúc mạc che phủ
- Mặt trên và 2 mặt dưới bên gặp nhau ở phía trước gọi đỉnh BQ, từ đây có dây chằng rốn giữa treo BQ vào rốn. Phần BQ giữa đỉnh và đáy gọi là thân BQ. Ở dưới, tại góc hợp bởi đáy và 2 mặt dưới bên là lỗ niệu đạo trong, qua đó BQ thông với niệu đạo; phần BQ xung quanh lỗ niệu đạo trong gọi là cổ BQ

11. Đại cương về niệu đạo nam, nữ. Chú ý thiết đồ đứng dọc qua chậu hông nam
a. Niệu đạo nam
1. Đường đi:
bắt đầu từ cổ bàng quang ở lỗ niệu đạo trong (cách chỗ giữa gồ mu 3 cm về phía sau) đi thẳng xuống dưới xuyên qua tuyến tiền liệt, sau đó đi qua hoành chậu và hoành niệu dục, cong ra trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu (cách bờ này 1,5 cm) rồi đi vào gốc và thân dương vật tới đỉnh của quy đầu.
2. Phân đoạn: về giải phẫu chia 3 đoạn: đoạn tiền liệt, đoạn màng, đoạn xốp; về sinh lý chia 2 đoạn: niệu đạo sau (gồm đoạn tiền liệt và đoạn màng), niệu đạo trước là đoạn xốp; về phẩu thuật chia 2 đoạn: đoạn cố định (gồm đoạn tiền liệt, đoạn màng và phần niệu đạo xốp từ niệu đạo màng đến dây treo dương vật), đoạn di động (là phần niệu đạo xốp giới hạn từ dây treo dương vật đến lỗ niệu đạo ngoài
3. Kích thước: khi dương vật mềm, niệu đạo dài khoảng 16 cm: đoạn tiền liệt dài 2,5 – 3 cm; đoạn màng 1,2 cm; đoạn xốp 12 cm. Lúc không tiểu, niệu đạo chỉ là 1 khe thẳng dọc ở đoạn đầu dương vật, hình chữ T ngược trong thân dương vật, khe ngang ở đoạn màng và cong ra sau ở đoạn tiền liệt. Lúc đi tiểu, niệu đạo nở thành 1 ống không đều. Có 3 đoạn phình (hố thuyền, đoạn niệu đạo, xoang tiền liệt) và 4 đoạn hẹp (lỗ niệu đạo ngoài, đoạn niệu đạo trong vật xốp, đoạn niệu đạo màng, đoạn niệu đạo ở cổ bàng quang). Tuy nhiên, niệu đạo có thể được nong to và kéo dài thành 1 ống thẳng khi thông niệu đạo bằng ống thông sắt
b. Niệu đạo nữ: tương ứng với niệu đạo đoạn tiền liệt và đoạn màng ở nam, đi từ lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang tới lỗ niệu đạo ngoài ở âm hộ, dài khoảng 3 – 4 cm. Lỗ niệu đạo ngoài là nơi hẹp nhất của niệu đạo, nằm giữa 2 môi nhỏ, ở phía trước lỗ âm đạo, ở phía dưới và sau âm vật. Trên đường đi, niệu đạo cũng xuyên qua hoành chậu và hoành niệu dục và có liên quan với các hoành này. Niêm mạch cũng có mào niệu đạo ở phía sau (nhưng không có lồi tinh) và những nếp dọc. Ở gần lỗ niệu đạo ngoài, có 2 lỗ thông của tuyến Skene

12. Mô tả hình thể ngoài và liên quan của tử cung. Chú ý thiết đồ đứng dọc qua chậu hông nữ

- Tạng rỗng nằm ở vùng chậu hông, có mặt trước, mặt sau và 2 bờ bên
- Sau trên bàng quang, trước trực tràng, trên âm đạo, dưới phúc mạc.
- Đáy nằm phía trước, thân ở giữa, cổ tử cung nằm phía dưới, có phần nằm trong âm đạo gọi là mõm cá mè
- Thân tử cung có 2 mặt: mặt bàng quang và mặt ruột
. Mặt bàng quang: lồi hướng về phía trước dưới
. Mặt ruột: lồi hướng lên trên, qua túi cùng tử cung liên quan đến ruột non và kết tràng xích ma.
- Tử cung có 2 bờ bên phải và bên trái dầy và tròn có dây chằng rộng bám
- Đáy tử cung là bờ trên của thân, đáy cũng liên quan đến với các quai ruột non và kết tràng xích ma
- Cổ tử cung: có âm đạo bám vào chia cổ tử cung thành 2 phần: phần trên âm đạo và phần âm đạo
- Phần trên âm đạo: qua túi cùng trực tràng – tử cung cổ tử cung liên quan đến trực tràng
- Phần âm đạo như 1 mõm cá mè thò vào trong buồng âm đạo. Ở đỉnh mõm có lỗ tử cung, lỗ thông với ống cổ tử cung, ống này thông ở trong với buồng trứng
-
13. Mô tả tinh hoàn:
- Hình thể ngoài: nằm trong bìu ở bên trái thường xuống thấp hơn bên phải. Tinh hoàn phát triển nhanh trong lúc trưởng thành, hình tròn hơi dẹt, màu trắng xanh, mặt nhẵn, trục hơi chếch xuống dưới và ra sau. Nặng độ 20g, dàu 4.5 cm, rộng 2.5 cm. Sờ thấy răn rắn và nắn có cảm giác đau đặc biệt. Có 2 mặt: mặt ngoài lồi, mặt trong phẳng; 2 cực trên và dưới; 2 bờ: bờ trước và bờ sau. Ở cực trên có 1 lồi con gọi là mấu phụ tinh hoàn là di tích cùa ống cận trung thận. Ở cực dưới có dây bìu cột tinh hoàn vào bìu. Tinh hoàn được bọc trong bao thớ dày trắng và không đàn hồi gọi là lớp trắng
- Hình thể trong: tinh hoàn được phân chia thành nhiều tiểu thùy (khoảng 400 tiểu thùy) bởi các vách đi từ mặt trong của lớp trắng và hội tụ về 1 chỗ gọi là trung thất tinh hoàn ở góc trên sau tinh hoàn. Mỗi tiểu thùy có 2 -4 ống sinh tinh xoắn. Mỗi ống dài độ 0,7 m và sản xuất ra tinh trùng đổ vào ống sinh tinh thẳng chạy từ đầu mỗi tiểu thùy đến lưới tinh hoàn nằm ở phần dưới của trung thất tinh hoàn. Hai thành phần này nằm ngay trong trung thất tinh hoàn, nên chỉ có lớp nội mô. Từ lưới tinh tách ra độ 12 – 15 ống nhỏ gọi là ống xuất

14. Mô tả hình thể ngoài của tủy gai. Kể tên các phần của hệ TK trung ương và ngoại biên. Chú ý sơ đồ hình thể ngoài của tủy gai (mặt trước)
a. Hình thể ngoài của tủy gai:
có dạng cột trụ (hoặc hình ống) dẹt màu trắng xám, cân nặng khoảng 26 – 28g, dài 45 cm ở nam và 42-43 cm ở nữ, chiếm 2/3 trên của ống sống và chia làm 4 phần:
• Phần cổ: cho 8 đôi dây TK cổ
• Phần ngực: cho 12 đôi dây TK ngực
• Phần thắt lưng cho 5 đôi dây TK thắt lưng
• Nón tủy là phần tận cùng của tủy gai thu hẹp lại giống cái phễu cho 5 đôi dây cùng và 1 đôi dây cụt
- 2 phần tủy cổ và thắt lưng phát triển mạnh tạo thành phình cổ và phình thắt lưng (do phải đảm nhận việc chi phối TK cho chi trên và chi dưới)
- Tủy gai bắt đầu từ bờ trên C1 nơi liên tục với hành não và tận cùng ở bờ dưới L1 hay bờ trên L2. Trong 2 tháng đầu của thai nhi, tủy gai chiếm trọn chiều dài của ống sống, về sau do ống sống phát triển nhanh hơn nên tủy gai mới ở vị trí cao như vậy. Các dây TK gai sống của các phần tủy cuối phải đi 1 khoảng dài trong ống sống tạo thành đuôi ngựa, trước khi thoát ra ngoài qua lỗ gian đốt sống (vị trí chọc dò dịch não tủy ở lưng là khe gian đốt sống thắt lưng L4 – L5 nơi không còn tủy gia). Dây tận cùng là 1 sợi mảnh không phải là TK do màng tủy mềm tạo thành, sẽ nối từ chóp nón tủy xuống tận hết ở đáy ống sống khoảng ngang đốt sống cùng 5 (S5)
- Mặt ngoài của tủy gai được chia làm 2 nửa đều nhau bởi khe giữa trước và rãnh giữa ở sau. Khe tương đối sâu và rộng hơn.
- Rãnh có chứa mạch máu và 1 nếp gấp của màng tủy mềm.
- Mỗi nửa lại chia thành 3 thừng: thừng trước, thừng sau, thừng bên
- Giới hạn giữa 2 thừng sau và bên là rãnh bên sau, nơi các sợi của rễ lưng TK gai sống đi vào tủy.
- Giới hạn giữa thừng trước và bên là 1 vùng dọc ko đều, nơi các sợi của rễ bụng của dây TK gai sống từ tủy đi ra.
- Rễ lưng và rễ bụng sẽ chập vào nhau để tạo thành dây TK gai sống.
- Ngoài ra ở phần tủy cổ và ngực trên còn có rãnh trung gian sau chia tiếp thừng sau ra làm 2 bó: bó thon ở trong và bó chêm ở ngoài
b. Các phần của hệ TK trung ương và ngoại biên
- Hệ TK trung ương: não bộ và tủy gai
- Hệ TK ngoại biên: các dây sọ, dây gai với các hạch và các rễ, kể cả các đầu tận cùng cảm giác và vận động

15. Kể tên các nhánh của ĐM chủ bụng
- ĐM thân tạng: đến gan, dạ dày, tụy, lách
- ĐM mạc treo tràng trên: ruột non, phân nửa bên phải ruột già
- ĐM mạc treo tràng dưới: nửa bên trái ruột già
- 2 ĐM thận phải và trái
- 2 ĐM sinh dục: nữ: buồng trứng, nam: tinh hoàn
Về Đầu Trang Go down
https://dieuduonglienthong10.forumvi.com
tocdaibentre




Tổng số bài gửi : 5
Join date : 27/11/2011

Phần IV. Ngực - bụng - TK trung ương Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phần IV. Ngực - bụng - TK trung ương   Phần IV. Ngực - bụng - TK trung ương Icon_minitimeWed Dec 21, 2011 10:09 pm

Admin đã viết:
NGỰC – BỤNG – TK TRUNG ƯƠNG
1. Mô tả đặc điểm chung của các đốt sống và đặc điểm riêng để phân biệt các đốt sống cổ, ngực và thắt lưng
a. Đặc điểm chung:
- Thân đốt sống: mặt trên và dưới, hơi lõm ở giữa và 1 vành xương đặc ở xung quanh
- Cung đốt sống: cùng với thân đốt sống tạo thành lỗ đốt sống. Gồm 2 mảnh cung đốt sống và 2 cuống cung đốt sống. 2 bờ trên dưới của mỗi cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi 2 đốt sống khớp nhau thì các khuyết đó tạo thành lỗ gian đốt sống để cho dây TK gai đốt sống chui qua
- Các mỏm: từ cung đốt sống chồi ra các mỏm như sau: mỏm gai từ giữa mặt sau của cung đốt sống chạy ra sau và xuống dưới; mỏm ngang từ chỗ nối giữa cuống và mảnh đi ngang ra phía ngoài; mỏm khớp: mỗi đốt sống có 4 mỏm: 2 mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới
- Mỗi mỏm có 1 diện khớp để khớp với đốt sống kế cận
b. Đặc điểm riêng đốt sống cổ, ngực và thắt lưng
- Đốt sống cổ: thân dẹt bề ngang, dầy phía trước hơn phía sau. Cuống tách ra từ phần sau của mặt bên thân đốt sống và khuyết sống trên và dưới đều sâu bằng nhau. Mảnh hình vuông và rộng hơn cao. Mỏm ngang dính vào thân và cuống bởi 2 rễ giới hạn nên 1 lỗ gọi là lỗ ngang để cho mạch đốt sống chui qua. Đỉnh của mỏm gai tách làm 2 củ: củ trước, củ sau . Mặt trên mỏm ngang có rãnh TK gai sống. Mỏm khớp có diện khớp phẳng nằm ngang. Diện trên nhìn lên trên và ra sau. Diện dưới nhìn xuống dưới và ra trước. Lỗ đốt sống hình tam giác và rộng hơn lỗ đốt sống ngực và thắt lưng để chứa đoạn phình cổ của tủy gai và thích ứng với biên độ di động lớn của đoạn sống cổ.
- Đốt sống ngực: mỗi bên thân đốt sống có 2 hố khớp là hố sườn trên và hố sườn dưới để khớp với đầu xương sườn. Thân dầy hơn đốt sống cổ, khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên. Mỏm gai dài và chúc xuống dưới vì đoạn sống ngực không cử động nhiều. Mỏm ngang có 1 diện khớp gọi là hố sườn ngang để khớp với củ xương sườn. Mỏm khớp có các diện khớp đứng ngang nhìn ra phía trước hoặc phía sau. Lỗ đốt sống hình gần tròn.
- Đốt sống thắt lưng: thân rất lớn và rộng bề ngang. Cuống dầy và khuyết sống dưới cũng sâu hơn khuyết sống trên. Mỏm gai có hình chữ nhật và hướng ra sau. Mỏm ngang dài được coi như 1 xương sườn thoái hóa nên gọi là mỏm sườn. Ở phía sau chỗ mỏm sườn dính vào cung đốt sống có mỏm phụ. Mỏm khớp trên dẹt chiều ngang, có diện khớp lõm ở mặt trong và có mỏm núm vú ở mặt ngoài. Mỏm khớp dưới có diện khớp lồi hình trụ để thích ứng với diện khớp của mỏm khớp trên. Lỗ đốt sống hình tam giác nhỏ hơn lỗ đốt sống cổ và lớn hơn lỗ đốt sống ngực. Không có hố sườn ở bên thân và không có lỗ ở mỏm ngang

2. Kể tên theo các lớp cơ của thành ngực và thành bụng. Tác dụng của các cơ thành bụng trước bên
a. Các cơ ở thành ngực:

- Lớp ngoài: cơ gian sườn ngoài
- Lớp giữa: cơ gian sườn trong
- Lớp trong: cơ gian sườn trong cùng, cơ dưới sườn, cơ ngang ngực và cơ nâng sườn
- Một số cơ khác cũng góp phần tạo nên thành ngực gồm các cơ liên quan đến chi trên như: cơ ngực to, ngực bé, dưới đòn, răng trước
b. Các cơ ở thành bụng:
- Thành bụng trước bên: phía trước: cơ thẳng bụng, cơ tháp, 2 bên: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng (xếp thành 3 lớp từ nông vào sâu)
- Thành bụng sau: cơ vuông thắt lưng, cơ thắt lưng to, cơ thắt lưng bé, cơ chậu
c. Tác dụng của cơ thành bụng trước bên:
Do cấu trúc của các cơ gồm những thớ đan chéo lẫn nhau, các cơ thành bụng có chức năng giữ và bảo vệ cho các tạng trong bụng không sa ra ngoài. Chức năng chính của cơ thẳng bụng là gập thân. Các cơ chéo bụng ngoài, chéo bụng trong, ngang bụng và cơ hoành khi cùng hoạt động sẽ gây ra 1 sự gia tăng rất lớn áp lực trong ổ bụng, vì vậy tác động của các cơ này rất quan trọng trong lúc đại tiện, tiểu tiện, ói mửa và sanh đẻ. Các cơ của thành bụng trước bên, không hoạt động lúc hô hấp bình thường mà chỉ giúp đỡ hô hấp khi thở ra gắng sức. Các cơ này còn trợ giúp các cơ cạnh sống trong các động tác xoay thân thể và giữ vững tư thế

3. Mô tả hình thể ngoài của phổi và màng phổi
a. Hình thể ngoài của phổi:
hình nón gồm 3 mặt, 2 bờ
- Mặt ngoài (mặt sườn): phổi phải có 3 thùy, phổi trái có 2 thùy (và 1 lưỡi phổi trái)
- Mặt dưới (đáy phổi) tựa lên cơ hoành
- Mặt trong (mặt trung thất): có rốn phổi và đi qua nó là cuống phổi (là thành phần đi vào đi ra phổi: ĐM phối, TM phổi, phế quản dính, bạch huyết, TK), ngoài ra còn có ấn tim (phổi phải) và hố tim (phổi trái)
- Bờ trước: là ranh giới giữa mặt sười và mặt trong
- Bờ dưới: quây lấy mặt hoành và gồm 2 đoạn: đoạn thẳng ngăn cách mặt hoành với mặt trong và đoạn cong ngăn cách mặt hoành với mặt sườn
b. Hình thể ngoài của màng phổi: màng phổi là 1 thanh mạc gồm 2 lá: lá thành và lá tạng
- Lá tạng: bọc sát và dính chặt vào nhu mô phổi. Ở rốn phổi màng phổi tạng quặt ra sau để liên tiếp với màng phổi thành
- Lá thành: áp sát phía ngoài màng phổi tạng: màng phổi trung thất, màng phổi sườn, màng phổi hoành. Ngách sườn hoành (màng phổi sườn hợp với màng phổi hoành), ngách sườn trung thất (màng phổi sườn gặp màng phổi trung thất)

4. Mô tả hình thể ngoài và trong của tim. Chú ý sơ đồ hình trong của tim
a. Hình thể ngoài của tim: tim giống hình tháp (hình nón) 3 mặt, 1 đáy, 1 đỉnh. Đỉnh quay ra trước và hơi sang trái. Đáy ra sau và hơi sang phải.
- Đáy tim: quay ra phía sau ứng với mặt sau của 2 tâm nhĩ. Giữa 2 tâm nhĩ có 1 rãnh dọc gọi là rãnh gian nhĩ. Ở phía trên có TM chủ trên và dưới có TM chủ dưới. Rãnh tận cùng nối bờ phải của TM chủ trên và chủ dưới ở mặt sau tâm nhĩ phải. Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái hoàn toàn quay ra phía sau có TM phổi đổ vào
- Đỉnh tim: còn gọi là mỏm tim nằm chếch sang trái ở ngay sau lồng ngực. (khoang gian sườn V ngay dưới núm vú trái.) Bên phải đỉnh tim là khuyết đỉnh tim, nơi 2 rãnh gian thất trước và sau gặp nhau
- Mặt trước (mặt ức sườn): có rãnh vành chạy ngang ngăn cách tâm nhĩ trên và tâm thất dưới. Phần tâm thất có rãnh gian thất trước chạy dọc từ sau ra phía bên phải đỉnh tim ngăn đôi 2 tâm thất. Trong rãnh có ĐM vành trái và TM tim lớn. ¾ phía trước là tâm thất phải, ¼ phía trước là tâm thất trái
- Mặt dưới (mặt hoành): có rãnh vành liên tiếp với rãnh vành ở mặt ức sườn chia tim thành 2 phần: phần sau hẹp là tâm nhĩ và phần trước là tâm thất. Ở phần này có rãnh gian thất sau đi từ sau ra trước và nối với rãnh gian thất trước ở phía bên phải đỉnh tim. Trong rãnh có ĐM vành phải và TM tim giữa.
- Mặt phổi (mặt trái): tiếp xúc với phổi trái

b. Hình thể trong của tim: tim được chia làm 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất ngăn cách nhau bởi các vách: từ trên xuống vách gian nhĩ (nằm giữa nhĩ phải và nhĩ trái), vách nhĩ thất (nằm giữa nhĩ phải và thất trái), vách gian thất (nằm giữa thất phải và trái). Nhĩ phải và thất phải thông bằng lỗ nhĩ thất phải hay van 3 lá. Nhĩ trái và thất trái thông bằng lỗ nhĩ thất trái hay van 2 lá
- Sự khác nhau giữa tâm nhĩ và tâm thất: thành tâm nhĩ mỏng hơn, mặt trong của tâm nhĩ láng hơn

5. Mô tả thực quản, hình thể ngoài của dạ dày. Chú ý hình ĐM dạ dày
a. Mô tả thực quản:
ống cơ trên nối với hầu, dưới nối với tâm vị của dạ dày. Nằm phía trước cột sống, bên phải ĐM chủ, phía sau tâm nhĩ trái của tim, nằm phía sau khí quản. Có 3 chỗ hẹp: ngang chỗ nối hầu (C6), nơi khí quản phân đôi, nơi chui qua cơ hoành.
b. Hình thể ngoài của dạ dày: được bao bên ngoài bởi thanh mạc, bên trong có 3 lớp cơ: cơ dọc, vòng, chéo. Dạ dày có 2 thành: trước và sau, 2 bờ cong vị lớn và nhỏ, 2 đầu: tâm vị trên và môn vị dưới. Từ trên xuống:
- Tâm vị: rộng 3 – 4 cm chỗ nối với thực quản có lỗ tâm vị
- Đáy vị: phần phình to hình chỏm cầu, có khuyết tâm vị
- Thân vị: hình ống, giới hạn trên là mp ngang qua lỗ tâm vị, giới hạn dưới là mp qua khuyết góc
- Phần Môn vị: hang môn vị và ống môn vị (giống cái phễu)
- Môn vị: giữa môn vị có lỗ môn vị thông với hành tá tràng

6. Mô tả hình thể ngoài của gan. Chú ý hình mặt tạng của gan
- Gan có 1 bờ và 2 mặt: mặt hoành lồi ở trên áp sát vào cơ hoành, mặt tạng phẳng ở dưới tiếp xúc với các tạng trong ổ bụng
- Mặt hoành: chia làm 4 phần
. Phần trên: lồi, trơn, láng, nấp dưới cơ hoành, có vết ấn tim
. Phần trước: tiếp xúc với cơ hoành và thành bụng trước
. Phần phải: phần nhìn sang phải liên tiếp với phần trên và phần trước của mặt hoành
. Phần sau: phần nhỏ nhất của mặt hoành, hình tam giác
- Mặt tạng: lõm không đều do các tạng trong ổ bụng ấn vào. Đặc biệt có những vết ấn sau tạo thành 2 rãnh dọc (rãnh dọc phải, rãnh dọc trái) và 1 rãnh ngang có hình chữ H ở mặt tạng và phần sau của mặt hoành
- Bờ dưới rõ, sắc tạo bởi ranh giới giữa phần trước của mặt hoành và mặt tạng.

7. Mô tả kích thước, vị trí và liên quan của ruột non. Phân biệt hỗng và hồi tràng
a. Kích thước:
chiều dài từ 5,5 – 9 m, trung bình là 6,5 m. Chiều dài này thay đổi tùy theo người, giới tính, tình trạng trương lực cơ của thành ruột; chiều rộng: giảm dần từ các khúc ruột đầu (3 cm) đến các khúc ruột cuối (2 cm)
b. Vị trí: ruột non cuộn lại thành các quai ruột hình chữ U hay còn gọi là khúc ruột, mỗi khúc dài 20 – 25 cm. Có 14 – 16 khúc chia làm 2 nhóm: 1 nhóm nằm ngang ở bên trái ổ bụng, 1 nhóm nằm thẳng ở bên phải ổ bụng, riên 10 – 15 cm cuối cùng trở lại, chạy ngang vào manh tràng. 1/3 đầu của ruột non nằm ở hạ sườn trái, 1/3 giữa nằm ở phần trung tâm của bụng và 1/3 còn lại nằm ở chậu hông và hố chậu phải
c. Liên quan:
- Phía trên: với kết tràng ngang và mạc treo kết tràng ngang
- Phần dưới: với các tạng trong chậu hông bé (trực tràng, tạng sinh dục, bàng quang).
- Bên phải: với manh tràng và kết tràng lên
- Bên trái: với kết tràng xuống
- Phía trước: với thành bụng trước qua trung gian của mạc nối lớn.
d. Phân biệt hỗng tràng và hồi tràng:
- Đường kính hỗng tràng lớn hơn
- Thành của hỗng tràng dầy hơn, nhiều mạch máu hơn và có nhiều nếp vòng cao hơn
- Mô bạch huyết ở hỗng tràng tạo nên các nang đơn độc, ở hồi tràng là các mảng bạch huyết
- Các quai hỗng tràng nằm ngang phía trên trai ổ bụng, còn các quai hồi tràng nằm dọc bên phải và phía dưới
- 1% - 3% có 1 túi thừa hồi tràng (túi thừa Meckel)

8. Kể tên, vị trí các phần, hình thể ngoài của ruột già. Chú ý sơ đồ hình thể ngoài manh tràng
- Vị trí: ruột già tạo nên 1 khung hình chữ U ngược vây quanh tiểu tràng, từ phải qua trái: manh tràng và ruột thừa, kết tràng lên, góc kết tràng phải, kết tràng ngang, góc kết tràng trái, kết tràng xuống, kết tràng xích ma, trực tràng, ống hậu môn
- Dài từ 1,4 – 1,8 m bằng ¼ chiều dài ruột non (người VN: 148,2 cm), đường kính manh tràng 7cm (VN: 5,92cm) giảm dần đến kết tràng xích ma
- Các dải cơ dọc gồm 3 dải từ manh tràng đến kết tràng xích ma: dải mạch treo kết tràng (phía sau trong), dải mạc nối (phía sau ngoài), dải tự do (phía trước)
- Túi phình kết tràng là những túi nằm giữa các dải cơ dọc, cách nhau bởi những chỗ thắt ngang, di chuyển thường xuyên, không cố định.
- Các túi thừa mạc nối là những túi phúc mạc nhỏ chứa mỡ bám vào các dải cơ dọc, trong đó một nhánh ĐM, do đó khi thắt có thể gây hoại thư ruột

9. Mô tả hình thể trong của thận. Chú ý thiết đồ cắt đứng ngang qua thận
- Gồm 2 phần: phần giữa: xoang thận, xung quanh là vỏ thận (nhu mô thận)
a. Xoang thận: có những chỗ lồi lõm khác nhau: chỗ lồi 1: nhú của tháp thận, nước tiểu đi vào thận qua cái nhú đó. Các chỗ lõm: gọi là các đài thận nhỏ. Các đài thận nhỏ chập lại thành nhiều đài thận lớn. Nước tiểu đổ vào nhú của tháp thận đến đài thận nhỏ đến đài thận lớn rồi đổ vào bể thận chạy đến niệu quản rồi đến bàng quang.
b. Vỏ thận: Tháp thận hình tháp tam giác có đỉnh quay về xoang thận, đáy quay về vỏ thận
c. ĐM thận: nguyên ủy 2 ĐM xuất phát từ ĐM chủ bụng chạy thẳng vào rốn thận, khi đến bể thận ĐM thận chia làm 4 – 5 nhánh trước bể thận, 1 – 2 nhánh phía sau bể thận.
d. Mạc thận: bao bọc xung quanh thận: có lá trước và lá sau. Nếu cắt ngang sẽ thấy dính nhau ở phía ngoài, trong. Nếu cắt dọc thì thấy dính nhau ở trên, dưới

10. Đại cương về niệu quản. Mô tả hình dạng và vị trí của bàng quang
a. Đại cương về niệu quản:

- Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống BQ. Niệu quản nằm sau phúc mạc, dọc 2 bên cột sống thắt lưng và ép sát vào thành bụng sau
- Đường kính niệu quản khi căng vào khoảng 5 mm, đều từ trên xuống dưới trừ 3 chỗ hẹp 1 ở khúc nối bể thận – niệu quản, 1 ở nơi niệu quản bắt chéo ĐM chậu (ở đường cung xương chậu) và 1 nửa ở trong thành BQ. Do các chỗ hẹp này mà các sỏi thận hay bể thận khi rơi xuống niệu quản có thể kẹt lại đó gây cơn đau quặn thận và trên lâm sàng khi khám có thể tìm thấy các điểm đau niệu quản trên, giữa và dưới tương ứng với các chỗ hẹp này.
- Chiều dài của niệu quản thay đổi theo chiều cao cơ thể, giới tính, vị trí của thận và BQ. Trung bình niệu quản dài từ 25 – 28 cm, chia làm 2 đoạn: đoạn bụng và đoạn chậu hông, mỗi đoạn dài 12,5 – 14 cm. Niệu quản có thể thấy được trên phim X quang chụp bể thận – niệu quản có bơm thuốc cản quang
- Niệu quản trái bắt chéo ĐM chậu ngoài, niệu quản phải bắt chéo ĐM chậu chung
b. Hình dạng và vị trí của bàng quang:
- Là 1 tạng rỗng nằm trong vùng chậu hông, nhiệm vụ chứa nước tiểu và tống nước tiểu ra ngoài (250 – 500ml), khi có 350ml nước tiểu sẽ có phản xạ đi tiểu, nằm phía sau xương mu, trước trực tràng, trên hoành chậu hông, dưới phúc mạc. Đỉnh phía trước, thân ở giữa, cổ phía dưới, đáy phía sau
- Ở người trưởng thành và khi rỗng, BQ nằm trong phần trước vùng chậu. Phía trước BQ là xương mu, phía sau là các tạng sinh dục và trực tràng, phía dưới là hoành chậu. Khi căng đầy, BQ hình cầu và nằm trong ổ bụng
- Ở trẻ con, BQ có hình giống quả lê với cuống là ống niệu – rốn và phần lớn BQ nằm trong ổ bụng. Khi trẻ lớn, BQ tụt dần xuống vùng chậu, phần ống niệu rốn hẹp dần và bít hẳn tạo thành dây chằng rốn giữa.
- Ở người già, do trương lực của cơ thành bụng yếu, BQ có hơi nhô lên trên về phía ổ bụng
- BQ có hình tứ diện tam giác với bốn mặt: mặt trên, mặt sau và 2 mặt dưới – bên
. Mặt trên: che phủ bởi phúc mạc, lồi khi BQ đầy, lõm xuống khi BQ rỗng làm cho lòng BQ có hình chữ Y hay T
. Mặt dưới – bên: nằm tựa trên hoành chậu, 2 mặt này gặp nhau ở phía trước bởi 1 bờ tròn mà đôi khi được gọi là mặt trước
. Mặt sau: phẳng, đôi khi lồi. Mặt này còn được gọi là đáy BQ. Phần trên của đáy BQ cũng được phúc mạc che phủ
- Mặt trên và 2 mặt dưới bên gặp nhau ở phía trước gọi đỉnh BQ, từ đây có dây chằng rốn giữa treo BQ vào rốn. Phần BQ giữa đỉnh và đáy gọi là thân BQ. Ở dưới, tại góc hợp bởi đáy và 2 mặt dưới bên là lỗ niệu đạo trong, qua đó BQ thông với niệu đạo; phần BQ xung quanh lỗ niệu đạo trong gọi là cổ BQ

11. Đại cương về niệu đạo nam, nữ. Chú ý thiết đồ đứng dọc qua chậu hông nam
a. Niệu đạo nam
1. Đường đi:
bắt đầu từ cổ bàng quang ở lỗ niệu đạo trong (cách chỗ giữa gồ mu 3 cm về phía sau) đi thẳng xuống dưới xuyên qua tuyến tiền liệt, sau đó đi qua hoành chậu và hoành niệu dục, cong ra trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu (cách bờ này 1,5 cm) rồi đi vào gốc và thân dương vật tới đỉnh của quy đầu.
2. Phân đoạn: về giải phẫu chia 3 đoạn: đoạn tiền liệt, đoạn màng, đoạn xốp; về sinh lý chia 2 đoạn: niệu đạo sau (gồm đoạn tiền liệt và đoạn màng), niệu đạo trước là đoạn xốp; về phẩu thuật chia 2 đoạn: đoạn cố định (gồm đoạn tiền liệt, đoạn màng và phần niệu đạo xốp từ niệu đạo màng đến dây treo dương vật), đoạn di động (là phần niệu đạo xốp giới hạn từ dây treo dương vật đến lỗ niệu đạo ngoài
3. Kích thước: khi dương vật mềm, niệu đạo dài khoảng 16 cm: đoạn tiền liệt dài 2,5 – 3 cm; đoạn màng 1,2 cm; đoạn xốp 12 cm. Lúc không tiểu, niệu đạo chỉ là 1 khe thẳng dọc ở đoạn đầu dương vật, hình chữ T ngược trong thân dương vật, khe ngang ở đoạn màng và cong ra sau ở đoạn tiền liệt. Lúc đi tiểu, niệu đạo nở thành 1 ống không đều. Có 3 đoạn phình (hố thuyền, đoạn niệu đạo, xoang tiền liệt) và 4 đoạn hẹp (lỗ niệu đạo ngoài, đoạn niệu đạo trong vật xốp, đoạn niệu đạo màng, đoạn niệu đạo ở cổ bàng quang). Tuy nhiên, niệu đạo có thể được nong to và kéo dài thành 1 ống thẳng khi thông niệu đạo bằng ống thông sắt
b. Niệu đạo nữ: tương ứng với niệu đạo đoạn tiền liệt và đoạn màng ở nam, đi từ lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang tới lỗ niệu đạo ngoài ở âm hộ, dài khoảng 3 – 4 cm. Lỗ niệu đạo ngoài là nơi hẹp nhất của niệu đạo, nằm giữa 2 môi nhỏ, ở phía trước lỗ âm đạo, ở phía dưới và sau âm vật. Trên đường đi, niệu đạo cũng xuyên qua hoành chậu và hoành niệu dục và có liên quan với các hoành này. Niêm mạch cũng có mào niệu đạo ở phía sau (nhưng không có lồi tinh) và những nếp dọc. Ở gần lỗ niệu đạo ngoài, có 2 lỗ thông của tuyến Skene

12. Mô tả hình thể ngoài và liên quan của tử cung. Chú ý thiết đồ đứng dọc qua chậu hông nữ

- Tạng rỗng nằm ở vùng chậu hông, có mặt trước, mặt sau và 2 bờ bên
- Sau trên bàng quang, trước trực tràng, trên âm đạo, dưới phúc mạc.
- Đáy nằm phía trước, thân ở giữa, cổ tử cung nằm phía dưới, có phần nằm trong âm đạo gọi là mõm cá mè
- Thân tử cung có 2 mặt: mặt bàng quang và mặt ruột
. Mặt bàng quang: lồi hướng về phía trước dưới
. Mặt ruột: lồi hướng lên trên, qua túi cùng tử cung liên quan đến ruột non và kết tràng xích ma.
- Tử cung có 2 bờ bên phải và bên trái dầy và tròn có dây chằng rộng bám
- Đáy tử cung là bờ trên của thân, đáy cũng liên quan đến với các quai ruột non và kết tràng xích ma
- Cổ tử cung: có âm đạo bám vào chia cổ tử cung thành 2 phần: phần trên âm đạo và phần âm đạo
- Phần trên âm đạo: qua túi cùng trực tràng – tử cung cổ tử cung liên quan đến trực tràng
- Phần âm đạo như 1 mõm cá mè thò vào trong buồng âm đạo. Ở đỉnh mõm có lỗ tử cung, lỗ thông với ống cổ tử cung, ống này thông ở trong với buồng trứng
-
13. Mô tả tinh hoàn:
- Hình thể ngoài: nằm trong bìu ở bên trái thường xuống thấp hơn bên phải. Tinh hoàn phát triển nhanh trong lúc trưởng thành, hình tròn hơi dẹt, màu trắng xanh, mặt nhẵn, trục hơi chếch xuống dưới và ra sau. Nặng độ 20g, dàu 4.5 cm, rộng 2.5 cm. Sờ thấy răn rắn và nắn có cảm giác đau đặc biệt. Có 2 mặt: mặt ngoài lồi, mặt trong phẳng; 2 cực trên và dưới; 2 bờ: bờ trước và bờ sau. Ở cực trên có 1 lồi con gọi là mấu phụ tinh hoàn là di tích cùa ống cận trung thận. Ở cực dưới có dây bìu cột tinh hoàn vào bìu. Tinh hoàn được bọc trong bao thớ dày trắng và không đàn hồi gọi là lớp trắng
- Hình thể trong: tinh hoàn được phân chia thành nhiều tiểu thùy (khoảng 400 tiểu thùy) bởi các vách đi từ mặt trong của lớp trắng và hội tụ về 1 chỗ gọi là trung thất tinh hoàn ở góc trên sau tinh hoàn. Mỗi tiểu thùy có 2 -4 ống sinh tinh xoắn. Mỗi ống dài độ 0,7 m và sản xuất ra tinh trùng đổ vào ống sinh tinh thẳng chạy từ đầu mỗi tiểu thùy đến lưới tinh hoàn nằm ở phần dưới của trung thất tinh hoàn. Hai thành phần này nằm ngay trong trung thất tinh hoàn, nên chỉ có lớp nội mô. Từ lưới tinh tách ra độ 12 – 15 ống nhỏ gọi là ống xuất

14. Mô tả hình thể ngoài của tủy gai. Kể tên các phần của hệ TK trung ương và ngoại biên. Chú ý sơ đồ hình thể ngoài của tủy gai (mặt trước)
a. Hình thể ngoài của tủy gai:
có dạng cột trụ (hoặc hình ống) dẹt màu trắng xám, cân nặng khoảng 26 – 28g, dài 45 cm ở nam và 42-43 cm ở nữ, chiếm 2/3 trên của ống sống và chia làm 4 phần:
• Phần cổ: cho 8 đôi dây TK cổ
• Phần ngực: cho 12 đôi dây TK ngực
• Phần thắt lưng cho 5 đôi dây TK thắt lưng
• Nón tủy là phần tận cùng của tủy gai thu hẹp lại giống cái phễu cho 5 đôi dây cùng và 1 đôi dây cụt
- 2 phần tủy cổ và thắt lưng phát triển mạnh tạo thành phình cổ và phình thắt lưng (do phải đảm nhận việc chi phối TK cho chi trên và chi dưới)
- Tủy gai bắt đầu từ bờ trên C1 nơi liên tục với hành não và tận cùng ở bờ dưới L1 hay bờ trên L2. Trong 2 tháng đầu của thai nhi, tủy gai chiếm trọn chiều dài của ống sống, về sau do ống sống phát triển nhanh hơn nên tủy gai mới ở vị trí cao như vậy. Các dây TK gai sống của các phần tủy cuối phải đi 1 khoảng dài trong ống sống tạo thành đuôi ngựa, trước khi thoát ra ngoài qua lỗ gian đốt sống (vị trí chọc dò dịch não tủy ở lưng là khe gian đốt sống thắt lưng L4 – L5 nơi không còn tủy gia). Dây tận cùng là 1 sợi mảnh không phải là TK do màng tủy mềm tạo thành, sẽ nối từ chóp nón tủy xuống tận hết ở đáy ống sống khoảng ngang đốt sống cùng 5 (S5)
- Mặt ngoài của tủy gai được chia làm 2 nửa đều nhau bởi khe giữa trước và rãnh giữa ở sau. Khe tương đối sâu và rộng hơn.
- Rãnh có chứa mạch máu và 1 nếp gấp của màng tủy mềm.
- Mỗi nửa lại chia thành 3 thừng: thừng trước, thừng sau, thừng bên
- Giới hạn giữa 2 thừng sau và bên là rãnh bên sau, nơi các sợi của rễ lưng TK gai sống đi vào tủy.
- Giới hạn giữa thừng trước và bên là 1 vùng dọc ko đều, nơi các sợi của rễ bụng của dây TK gai sống từ tủy đi ra.
- Rễ lưng và rễ bụng sẽ chập vào nhau để tạo thành dây TK gai sống.
- Ngoài ra ở phần tủy cổ và ngực trên còn có rãnh trung gian sau chia tiếp thừng sau ra làm 2 bó: bó thon ở trong và bó chêm ở ngoài
b. Các phần của hệ TK trung ương và ngoại biên
- Hệ TK trung ương: não bộ và tủy gai
- Hệ TK ngoại biên: các dây sọ, dây gai với các hạch và các rễ, kể cả các đầu tận cùng cảm giác và vận động

15. Kể tên các nhánh của ĐM chủ bụng
- ĐM thân tạng: đến gan, dạ dày, tụy, lách
- ĐM mạc treo tràng trên: ruột non, phân nửa bên phải ruột già
- ĐM mạc treo tràng dưới: nửa bên trái ruột già
- 2 ĐM thận phải và trái
- 2 ĐM sinh dục: nữ: buồng trứng, nam: tinh hoàn
Về Đầu Trang Go down
 
Phần IV. Ngực - bụng - TK trung ương
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phần III. Đầu - mặt - cổ
» Phần I: Chi trên
» Phần II. Chi dưới
» Trắc nghiệm về trùng roi
» 3 bài Suy tim, Hội chứng thận hư và nhiễm trùng tiểu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK :: MÔN HỌC :: Giải Phẫu-
Chuyển đến