LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK

HÃY CHIA SẺ NHỮNG GÌ BẠN BIẾT - BẠN SẼ NHẬN LẠI NHIỀU HƠN BẠN NGHĨ
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Phần III. Đầu - mặt - cổ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 278
Join date : 20/11/2011
Age : 41
Đến từ : TPHCM

Phần III. Đầu - mặt - cổ Empty
Bài gửiTiêu đề: Phần III. Đầu - mặt - cổ   Phần III. Đầu - mặt - cổ Icon_minitimeMon Dec 19, 2011 3:38 pm

ĐẦU – MẶT – CỔ
1. Kể tên và vị trí các xương đầu – mặt. Chú ý hình xương đầu mặt nhìn phía trước
- Khối xương sọ: xương trán, xương sàng, 2 xương xoăn mũi dưới, xương chẩm, xương bướm, 2 xương thái dương, 2 xương đỉnh, 2 xương lệ, 2 xương mũi, xương lá mía
+ Xương trán: nằm trước hộp sọ
+ Xương sàn: nằm phần trước nền sọ
+ Xương xoăn mũi dưới: bờ trên dính vào thành ngoài ổ mũi
+ Xương lệ: nằm ở phần trước thành trong ổ mắt
+ Xương lá mía: phần sau của vách mũi
+ Xương mũi
+ Xương đỉnh: ở 2 bên đỉnh sọ
+ Xương thái dương: xương đôi, 1 phần ở bên vòm sọ, 1 phần ở nền sọ
+ Xương bướm: nằm giữa nền sọ
+ Xương chẩm: ở sau dưới hộp sọ, 1 phần ở vòm sọ, 1 phần ở nền sọ
- Khối xương mặt: 2 xương hàm trên, 2 xương khẩu cái, 2 xương gò má, xương hàm dưới, xương móng
+ Xương móng: ở vùng cổ và nằm trên thanh quản
2. Xác định được tên các lỗ chính của nền sọ và các thành phần đi qua từng lỗ đó. Chú ý hình mặt trong nền sọ
- Lỗ tịt, lỗ sàng, lỗ tròn, lỗ bầu dục, lỗ gai, lỗ rách, lỗ tai trong, lỗ tĩnh mạch cảnh, lỗ chủm, lỗ lớn xương chẩm, lỗ thị giác (ống thị giác), ống thần kinh hạ thiệt
3. Kể 3 đặc tính chung của các cơ mặt
- Có nguyên ủy ở xương, mạc hoặc dây chằng và bám tận ở da (vì vậy còn gọi là cơ bám da mặt)
- Vận động bởi TK mặt
- Bám quanh các lỗ tự nhiên
4. Mô tả nguyên ủy và tận cùng của ĐM cảnh chung, ĐM cảnh trong, ĐM cảnh ngoài. Điểm khác biệt giữa ĐM cảnh ngoài và ĐM cảnh trong
- ĐM cảnh chung: tận cùng là bờ trên sụn giáp
  • ĐM cảnh chung trái: nguyên ủy: xuất phát từ cung ĐM chủ

  • ĐM cảnh chung phải: nguyên ủy: thân tay đầu ở phía sau khớp ức đòn

- ĐM cảnh trong: nguyên ủy: 1 trong 2 nhánh của ĐM cảnh chung bắt đầu từ bờ trên sụn giáp, tận cùng ở mỏm yên trước
- ĐM cảnh ngoài: nguyên ủy: bờ trên sụn giáp, tận cùng đến sau cổ hàm
Điểm khác nhau giữa ĐM cảnh ngoài và ĐM cảnh trong: ĐM cảnh ngoài ở trước hơn, ở trong hơn và có nhánh bên (đặc điểm này quan trọng nhất)
5. Mô tả nguyên ủy và tận cùng của ĐM dưới đòn
- ĐM dưới đòn trái phát sinh từ cung ĐM chủ và tận cùng ở sau điểm giữa xương đòn
- ĐM dưới đòn phải: xuất phát từ thân cánh tay đầu và cũng tận cùng ở sau điểm giữa xương đòn
6. Mô tả giới hạn của ổ miệng và các thành phần trong ổ miệng: khẩu cái, lưỡi, các tuyến hạnh nhân, các tuyến nước bọt
a. Giới hạn trong ổ miệng:
- Phía trước thông với bên ngoài qua khe miệng
- Phía sau thông với hầu qua eo họng
- Các thành bên là má và môi
- Phía trên là khẩu cái cứng và khẩu cái mềm
- Phía dưới hay nền miệng có xương hàm dưới, lưỡi và vùng dưới lưỡi
b. Khẩu cái cứng:
- Phần xương gồm: mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái
- Lớp niêm mạc phủ mặt miệng của khẩu cái cứng dính chặt vào xương, liên tục với lợi phụ mỏm huyệt răng xương hàm trên và khẩu cái mềm phía sau. Ở giữa có đường giữa khẩu cái, phía trước có các nếp khẩu ngang
- Lớp dưới niêm mạc có nhiều tuyến khẩu cái
c. Khẩu cái mềm:
- Mặt trước: dính vào khẩu cái cứng
- 2 bên: dính vào thành hầu
- Ở giữa có lưỡi gà khẩu cái
- Bên ngoài là lớp niêm mạc; bên trong là cân khẩu cái, các cơ, mạch máu và TK
- Có 5 cơ: cơ nâng màn khẩu cái, cơ căng màn khẩu cái, cơ lưỡi gà, cơ khẩu cái lưỡi, cơ khẩu cái hầu
- Chức năng: đóng eo họng khi nuốt và góp phần vào chức năng phát âm
d. Lưỡi:
- Lưỡi là cơ quan có nhiều cơ, được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi, nằm trên nền miệng và ở phía trước hầu
- Chức năng: nhai, nuốt, nói, nếm
- Các phần của lưỡi:
  • Mặt lưng lưỡi:

Phía sau có rãnh hình chữ V gọi là rãnh tận cùng
Phía trước rãnh là thân lưỡi, phía sau rãnh là rễ lưỡi
Ở đỉnh rãnh có lỗ tịt
Niêm mạc lưỡi lởm chởm, nhiều nhú (5-6 loại: nhú dạng chỉ, dạng nấm, dạng nón, dạng đài, dạng lá)
  • Mặt dưới lưỡi: liên quan đến nền miệng, niêm mạc mỏng trơn và không có gai, ở giữa có hãm lưỡi, 2 bên hãm có cục dưới lưỡi tại đây có ống tiết của tuyến nước bọt dưới hàm

  • Rễ lưỡi: lưỡi dính vào mặt trên nắp thanh môn bởi ba nếp: nếp giữa và 2 nếp lưỡi – nắp thanh môn. Giữa các nếp có 2 hố con gọi là thung lũng nắp thanh mông. Ở dưới lớp niêm mạc của mặt lưng rễ lưỡi sau rãnh chữ V có nhiều nang bạch huyết (hạnh nhân lưỡi)

e. Tuyến hạnh nhân
- Khẩu cái mềm ở mỗi bên có 2 nếp chạy xuống phía dưới (cung khẩu cái lưỡi phía trước và cung khẩu cái hầu phía sau), giữa 2 cung này là hố hạnh nhân chứa tuyến hạnh nhân khẩu cái
f. Các tuyến nước bọt: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi và nhiều tuyến nhỏ nằm ở tuyến môi, tuyến má, tuyến hàm, tuyến khẩu cái và tuyến lưỡi
- Tuyến nước bọt mang tai: là tuyến nước bọt lớn nhất, 3 mặt, 3 bờ và 2 cực
. Mặt ngoài: phủ bởi da, tấm dưới da, cơ bám da cổ
. Mặt trước: liên quan với ngành xương hàm dưới, cơ cắn và cơ chân bướm trong ngăn cách với tuyến dưới hàm bởi dây chằng chân bướm hàm
. Mặt sau: liên quan với mặt trước mỏm chũm, bờ trước cơ ức đòn chũm, bụng sau cơ 2 thân, cơ trâm móng, ống tai ngoài, phần nhĩ của xương thái dương và nền mỏm trâm. Phần dưới của mặt này tựa vào ĐM và TM cảnh trong và TK mặt
. Bờ trước: có ống tuyến mang tai đi ra, phía trên ống tuyến có thể có tuyến mang tai phụ (20% trường hợp, các nhánh của dây TK mặt có thể ra từ bờ này
. Bờ sau: đi dọc theo tai ngoài, mỏm chũm và bờ trước cơ ức đòn chũm
. Bờ trong: nằm trong sâu
. Cực trên: có 1 mỏm tuyến đi ra phần sau của hố hàm, phía sau lồi cầu xương hàm dưới và liên quan với ống tai ngoài, ĐM thái dương nông, TK tai thái dương
. Cực dưới: nằm giữa cơ ức đòn chũm và góc hàm, phía trong là TM, ĐM cảnh trong và TK hạ thiệt
- Tuyến nước bọt dưới hàm: 2 phần: phần nông và 1 mỏm nằm sâu ở mặt trong cơ hàm móng
. Phần nông: nằm trong tam giác dưới hàm có 3 mặt: nông, sâu, bên
• Mặt nông phủ bởi da, tấm dưới da và cơ bám da cổ và liên quan với TM mặt, các nhánh cổ của TK mặt, các mạch bạch huyết
• Mặt bên nằm trong hõm dưới hàm của mặt trong xương hàm dưới. ĐM mặt tạo 1 rãnh ở mặt này và cách tuyến bởi dây chằng trâm hàm
• Mặt sâu áp vào mặt ngoài cơ hàm móng, cơ móng lưỡi, cơ trâm móng và bụng sau cơ 2 thân. Giữa mặt sâu và cơ hàm móng là TK hàm móng, ĐM dưới cằm. Ngoài ra còn liên quan đến TK hạ thiệt, TM lưỡi và ĐM lưỡi
. Mỏm sâu hình lưỡi, phía trước có ống tuyến dưới hàm, phía dưới liên quan với TK lưỡi và hạch dưới hàm
- Tuyến nước bọt dưới lưỡi: là tuyến nước bọt nhỏ nhất nằm 2 bên sàn miệng, phía dưới lưỡi. Tuyến có hình bầu dục được mô tả như sau:
. Bờ trên phủ bởi nếp dưới lưỡi, cón những ống nhỏ của tuyến đổ ra đây
. Bờ dưới tựa vào cơ hàm móng
. Mặt ngoài nằm trong hõm dưới lưỡi xương hàm dưới
. Mặt trong tiếp xúc với cơ cằm móng, cơ móng lưỡi, TK lưỡi, ĐM lưỡi sâu, ống tuyến dưới hàm.
. Cực trước gần đường giữa
. Cực sau liên quan với mỏm sâu của tuyến dưới hàm

7. Hình thể trong của hầu. Chú ý hình XX: thanh quản, tuyến giáp, khí quản
a. Phần mũi: còn gọi là tị hầu nằm trên khẩu cái mềm và sau ổ mũi
- Phía trước là thành bên 2 lỗ mũi sau, khoảng 1cm sau xoăn mũi dưới là lỗ hầu của vòi tai hình tam giác, thông với hòm nhĩ. Bờ sau lỗ này lồi lên, tạo thành gờ vòi do sụn vòi tai đẩy vào. Bờ dưới cũng lồi, do cơ nâng màn khẩu cái đội lên, tạo thành gờ cơ nâng. Bờ trước có nếp vòi khẩu cái. Quanh lỗ này nhất là ở trẻ con, có nhiều mô bạch huyết tạo thành hạnh nhân vòi. Phía sau dưới của lỗ hầu vòi tai là nếp vòi hầu do cơ cùng tạo tên tao nên. Phía sau lỗ hầu vòi tai là 1 khe dọc gọi là ngách hầu
- Thành trên: là vòm hầu, nằm bên dưới thân xương bướm và phần nền xương chẩm. Ở đây có nhiều mô bạch huyết kéo dài đến thành sau, gọi là hạnh nhân hầu
b. Phần miệng: còn gọi là khẩu hầu, nằm dưới khẩu cái mềm, sau miệng và 1/3 sau lưỡi
- Thành trước thông với ổ miệng bởi eo họng. Eo họng giới hạn bên trên là lưỡi gà khẩu cái và bờ tự do của khẩu cái mềm, bên ngoài là cung khẩu cái lưỡi và tuyến hạnh nhân khẩu cái, bên dưới là lưng lưỡi ở vùng rãnh tận cùng. Thung lũng nắp thanh môn là 1 lõm giữa nắp thanh môn và rễ lưỡi, nằm 2 bên nếp lưỡi nắp giữa và giới hạn bên ngoài bởi nếp lưỡi nắp bên, ở phía trước là hạnh nhân lưỡi
- Thành sau: là phần niêm mạc trải từ đốt sống cổ C2 đến C4
- Thành bên: từ khẩu cái mềm mỗi bên có 2 nếp niêm mạc. Phía trước là cung khẩu cái lưỡi do cơ cùng tên tạo nên, đi xuống chỗ nối 2/3 trước lưỡi và 1/3 sau lưỡi. Đây là giới hạn phân chia miệng và hầu. Phía sau là cung khẩu cái hầu đi xuống thành bên. Hai cung này giới hạn 1 khoảng tam giác chứa tuyến hạnh nhân khẩu cái
- Toàn bộ eo họng, màn khẩu cái mềm với 2 cung và tuyến hạnh nhân khẩu cái tạo nên họng
c. Phần thanh quản: còn gọi là thanh hầu ở phía sau phần trên thanh quản, trải từ xương móng đến sụn nhẫ. Phần thanh quản rộng ở trên, hẹp ở dưới.
- Thành sau liên tục với thành sau phần miệng, kéo dài từ C5 đến C6
- Thành trước liên hệ với thanh quản. Ở giữa là nắp thanh môn, lỗ thanh quản và thành sau thanh quản. Bên ngoài thanh quản là ngách hình lê và sụn giáp. Ngách hình lê là 1 rãnh dài nằm bên ngoài lỗ thanh quản. Giới hạn bên trong là nếp phễu nắp thanh môn, sụn phễu và sụn nhẫn. Giới hạn bên ngoài là màng giáp móng và sụn giáp. Trong ngách hình lê có các nếp TK thanh quản.
- Thành bên: phần niêm mạc được nâng đỡ bởi xương móng và mặt trong của sụn giáp

8. Mô tả cấu tạo và vị trí của khí quản
a. Cấu tạo: là 1 ống dẫn khí nằm ở cổ và ngực, bao gồm từ 16 đến 20 sụn khí quản hình chữ C nối nhau bởi một loạt dây chằng vòng, được đóng kín phía sau bởi 1 lớp cơ trơn tạo nên thành màng. Mặt trong khí quản được lót bởi niêm mạc. Ở người sống khí quản dài 15 cm, đường kính ở người lớn khoảng 12cm và ở trẻ sơ sinh khoảng 1 – 7 cm
b. Vị trí: nằm trên đường giữa, từ C6 xuống dưới và ra sau theo đường cong của cột sống, hơi lệch sang phải (do cung ĐM chủ đẩy), đến đốt sống ngực N4 hoặc N5 thì chia làm 2 phế quản chính phải và trái. Nhìn vào lòng khí quản ở chỗ phân đôi người ta thấy được 1 gờ dọc giữa 2 lỗ dẫn vào 2 phế quản gọi là cựa khí quản. 2 phế quản chính hợp thành 1 góc 70 độ. Phế quản chính phải to hơn, chếch hơn và ngắn hơn phế quản chính trái.

9. Mô tả mũi trong và kể tên các xoang cạnh mũi
- Mũi trong hay ổ mũi nằm giữa nền sọ ở phía trên và trần ổ miệng ở phía dưới, phía sau là phần tị hầu. Ổ mũi được chia làm 2 hố bởi 1 vách ngăn ở giữa gọi là vách mũi. 2 hố này có thể ko đối xứng với nhau vì sụn vách mũi thường bị lệch qua 1 bên. Hố mũi thông với bên ngoài qua tiền đình và lỗ mũi trước và với hầu qua lỗ mũi sau. Hố mũi có 4 thành: thành trong (vách mũi), thành ngoài, thành trên (trần hố mũi) và thành dưới (nền hố mũi). Thành ngoài của mỗi hố mũi có ba xoăn mũi hợp với thành mũi ngoài để tạo nên ngách mũi. Đổ vào các ngách mũi này là các xoang nằm trong các xương lân cận. Ổ mũi được lót bở niêm mạc có cấu tạo đặc biệt và được chia làm 2 vùng: hô hấp và khứu giác
- Tiền đình mũi: là phần đầu tiên của ổ mũi, tương ứng với phần sụn của mũi ngoài, tức là trụ trong và trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn. Tiền đình phát triển lên tận phía trên tạo nên 1 ngách. Giới hạn giữa tiền đình và phần ổ mũi còn lại được thấy rõ ở thành ngoài gọi là thềm mũi tương ứng với bờ trên của sụn cánh mũi lớn. Thềm mũi cũng là giới hạn giữa phần da và niêm mạc lót bên trong ổ mũi, có nhiều lông mũi và tuyến nhày để cản bụi
- Lỗ mũi sau: là chỗ thông thương giữa hố mũi và tị hầu, hình bầu dục, đường kính thẳng đứng lớn hơn đường kính ngang, giới hạn trên là thân xương cánh bướm và cánh xương lá mía, giới hạn dưới là chỗ nối giữa khẩu cái cứng và khẩu cái mềm, giới hạn ngoài là mảnh trong mỏm chân bướm, giới hạn trong là bờ sau của vách mũi
- Thành mũi trong hay vách mũi có ở phía sau là phần xương gồm mảnh thẳng xương sàng và xương lá mía, phía trước là phần sụn gồm sụn vách mũi và trụ trong sụng cánh mũi lớn, phía trước dưới là da và phần màng. Niêm mạc phủ tất cả vách mũi ở tiền đình. Trong phần niêm mạc ở phía trước dưới có 2 lỗ của 2 túi cùngdài khoảng 2 – 6 mm gọi là cơ quan lá mía mũi ít phát triển ở người
- Thành mũi ngoài: có 3 hay 4 mảnh xương cuống lại và nhô ra gọi là xoăn mũi chia thành ngoài của mũi làm 3 hoặc 4 đường dẫn khí gọi là ngách mũi. Giữa cực trước của xoăn mũi giữa và mặt trong mũi có 1 mào nhô gọi dê mũi. Vùng giữa cực sau của xoăn mũi giữa, xoăn mũi dưới và lỗ mũi sau gọi là ngách mũi hầu
. Xoăn mũi dưới là 1 xương riên biệt, được phủ bởi niêm mạc dầy chứa đám rối TM gọi là đám rối hang xương xoăn
. Ngách mũi dưới giới hạn bởi xoăn mũi dưới và thành ngoài ổ mũi. Ở phần trước của ngách mũi dưới có lỗ của ống lệ mũi
. Xoăn mũi giữa là 1 mảnh xương của xương sàng, được niêm mạc bao phủ
. Ngách mũi giữa rất phức tạp và quan trọng, chia làm 2 ngành lên và xuống. Thành ngoài của ngành xuống có 1 cấu trúc giống bọt nước gọi là bọt sàng, phía dưới là mỏm móc. Giữa bọt sàng và mỏm móc là lỗ bán nguyệt – cửa của phễu sàng. Đổ vào phễu sàng là các xoang sàng trước và xoang hàm trên. Đổ vào ngách mũi còn có xoang trán
. Xoăn mũi trên là 1 mảnh xương nhỏ của khối bên xương sàng. Niêm mạc mỏng và ít mạch máu hơn xoăn mũi giữa và dưới
. Ngách mũi trên là 1 khe hẹp có các xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào
. Xoăn mũi trên cùng (khi có khi ko), là xương xoăn nhỏ nhất có niêm mạc cho phủ, 75% trường hợp có lỗ đổ của 1 xoang sàng sau. Ở phía trên và sau của xoăn mũi này có ngách bướm sàng nằm trong góc xương sàng và mặt trước thân xương cánh bướm, tại đây có lỗ đổ của xoang bướm
- Trần của ổ mũi: phần giữa là mảnh sàng; phần sau là thân xương bướm, cánh xương lá mía, mỏm bướm xương khẩu cái; phần trước là xương trán và xương mũi
- Nền của ổ mũi: hẹp bởi mỏm khẩu cái của xương hàm trên và mảnh nằm ngang của xương khẩu cái, được niêm mạc che phủ
Các xoang cạnh mũi: xoang sàng, xoang trán, xoang hàm trên và xoang bướm

10. Kể tên các thành phần của cơ quan thị giác. Kể tên các thành phần cấu tạo nên nhãn cầu. Chú ý thiết đồ cắt ngang của nhãn cầu
a. Các thành phần của cơ quan thị giác: mắt và các cơ quan mắt phụ
- Mắt: nhãn cầu và TK thị giác
- Các cơ quan mắt phụ: cơ nhãn cầu, mạc ổ mắt, lông mày, mi mắt, kết mạc và bộ lệ
b. Các thành phần cấu tạo nên nhãn cầu:
Các lớp vỏ của nhãn cầu:
- Lớp xơ: phần trước nhỏ là giác mạc (5 lớp: thượng mô trước giác mạc, lá giới hạn trước, chất riêng giác mạc, lá giới hạn sau, nội mô tiền phòng), phần sau lớn là củng mạc (3 lớp: lá trên củng mạc, chất riêng củng mạc, lá sắc tố củng mạc)
- Lớp mạch: từ sau ra trước: màng mạch (4 lớp: lá trên màng mạch, lá mạch, lá đệm mao mạch, lá nền), thể mi (cơ thể mi: sợi cơ kinh tuyến, sợi cơ vòng; mỏm mi) và mống mắt (nội mô tiền phòng, chất đệm mống mắt, cơ thắt con ngươi, cơ giãn con ngươi)
- Lớp trong hay lớp võng mạc: các tầng của võng mạc (từ nông vào sâu: tầng sắc tố; tầng não: tầng thượng bì TK, tầng hạch võng mạc, tầng hạch TK thị), mạch máu của võng mạc (phần ngoài của lớp TK được nuôi dưỡng bởi màng mạch, phần trong được cung cấp bởi ĐM trung tâm của võng mạc là 1 nhánh của ĐM mắt). Bề mặt võng mạc có vết võng mạc hay điểm vàng và đĩa thần kinh thị hay điểm mù
Các môi trường trong suốt của nhãn cầu: từ sau ra trước: thể thủy tinh, thấu kính, thủy dịch

11. Kể tên các thành phần của tai ngoài, tai giữa, tai trong và chức năng của từng phần. Chú ý hình mê đạo tai màng
a. Tai ngoài: loa tai, ống tai ngoài giữ nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh
b. Tai giữa: hòm nhĩ nằm trong phần xương đá thái dương chứa chuỗi 3 xương con để dẫn âm thanh vào tai trong và đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh âm thanh. Ngoài ra tai giữa còn có vòi tai (vòi nhĩ ) và các xong chũm
c. Tai trong: mê đạo xương và mê đạo màng chứa các bộ phận cảm giác quan trọng trong việc chuyển các xung động âm thanh thành xung động TK và giúp điều chỉnh thăng bằng

12. Kể tên, chức năng của các dây TK sọ
- Dây sọ I (dây TK khứu giác): ngửi
- Dây sọ II (dây TK thị giác): nhìn
- Dây sọ III (TK vận nhãn): vận động 5 cơ: nâng mi trên, chéo dưới, và 3 cơ thẳng trên, dưới, trong. Co thắt đồng tử
- Dây sọ IV (TK ròng rọc): vận động cơ chéo trên
- Dây sọ V (TK sinh ba): vận động cơ nhai, cảm giác vùng mặt
- Dây sọ VI (TK vận nhãn ngoài): vận động cơ thẳng ngoài
- Dây sọ VII (TK mặt): vận động các cơ bám da mặt và cổ biểu hiện tình cảm trên nét mặt; các tiết tuyến lệ, các tuyến nhày của niêm mạc mũi, miệng, hầu và các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi; cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi
- Dây sọ VIII (TK tiền đình ốc tai): nghe và thăng bằng
- Dây sọ IX (TK thiệt hầu): vận động các cơ ở hầu; cảm giác họng, cảm giác và vị giác 1/3 sau lưỡi (rễ lưỡi) (phản xa nôn và nuốt); tiết tuyến mang tai; có chức năng phản xạ điều hòa áp huyết và hô hấp
- Dây sọ X (TK lang thang): vận động các cơ ở hầu và thanh quản; vận động và cảm giác các tạng ở cổ, ngực và bụng; cảm giác ống tai ngoài và thanh quản
- Dây sọ XI (TK phụ): vận động cơ ức đòn chũm và cơ thang
- Dây sọ XII (TK hạ thiệt): vận động cơ lưỡi
Về Đầu Trang Go down
https://dieuduonglienthong10.forumvi.com
 
Phần III. Đầu - mặt - cổ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phần I: Chi trên
» Phần II. Chi dưới
» Phần IV. Ngực - bụng - TK trung ương

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK :: MÔN HỌC :: Giải Phẫu-
Chuyển đến