LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK

HÃY CHIA SẺ NHỮNG GÌ BẠN BIẾT - BẠN SẼ NHẬN LẠI NHIỀU HƠN BẠN NGHĨ
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CÂU HỎI DƯỢC LÝ (Đây chỉ là câu hỏi tham khảo)

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 278
Join date : 20/11/2011
Age : 41
Đến từ : TPHCM

CÂU HỎI DƯỢC LÝ (Đây chỉ là câu hỏi tham khảo) Empty
Bài gửiTiêu đề: CÂU HỎI DƯỢC LÝ (Đây chỉ là câu hỏi tham khảo)   CÂU HỎI DƯỢC LÝ (Đây chỉ là câu hỏi tham khảo) Icon_minitimeMon Nov 19, 2012 8:46 am

CÂU HỎI DƯỢC LÝ
(Đây chỉ là câu hỏi tham khảo)
Trang 259
Câu 1: Điều nào không phải là tác dụng phụ của nitroglycerin?
a. Giãn mạch não gây nhức đầu.
b. Tăng co cơ tim
c. Tim nhanh do phản xạ
d. Gây methemoglobin huyết
e. Tăng cường xung lực giao cảm.
Trang 260
Câu 10: để phòng ngừa cơn đau thắt ngực có thể dùng:
a. Amyl nitrit
b. Isosorbid (ngậm dưới lưỡi)
c. Propranolol
d. Chỉ có a và b đúng
e. Nitroglycerin (ngậm dưới lưỡi)
Trang 261
Câu 13: sử dụng thường xuyên nitrat hữu cơ dạng ngậm dưới lưỡi (như nitroglycerin) chắc chắn sẽ đưa đến:
a. Độc gan
b. Suy tim
c. Dung nạp
d. Loét dạ dày
e. Suy hô hấp
Câu 14: tránh phối hợp nitroglycerin với thuốc nào sau đây:
a. Alcol
b. Propranolol
c. Verapamil
d. Thực phẩm có tyramin
e. Các sản phẩm của sữa
Câu 19: nên sử dụng nitroglycerin dạng băng dán thế nào để đạt hiệu quả trị liệu cao?
a. Dán ở nơi không có lông
b. Không thay đổi vị trí dán cho mỗi lần sử dụng
c. Dán ở đần ngón tay, ngón chân
d. Chỉ có a và c đúng
e. Chỉ có a, b và c đúng
Trang 262
Câu 24: chọn cách phối hợp thuốc nào để đạt được tác dụng trị đau thắt ngực cao nhất:
a. Atenolon, isproterenol, diltiazem
b. Diltiazem, verapamin, nitroglycerin
c. Verapamin, nifedipin, propranolol
d. Isosorbid, atenolol, diltiazem
e. Nitroglycerin, isosorbid, atenolol
Câu 25: thuốc nào sau đây có hiệu quả nhất với đau thắt ngực Prinzmetal?
a. Erithrityl
b. Propranolol
c. Pentaerythritol tetranitrat
d. Verapamil
e. Nitroglycerin
Trang 264
Câu 33: tất cả phát biểu sau đây về nitroglycerin là đúng, ngoại trừ:
a. Nitrat làm giảm cơ trơn của cả động mạch và tĩnh mạch
b. Với liều thấp nitroglycerin làm giãn tĩnh mạch nhiều hơn giãn động mạch
c. Dường như nitrat gây tim nhanh do phản xạ
d. Tác dụng chủ yếu của nitroglycerin là làm tăng lưu lượng mạch vành
e. Nitrat làm giảm tiền gánh và hậu gánh
Trang 274
Câu 13: thuốc nào sau đây được xem là thuốc trị liệu khởi đầu cho hầu hết bệnh tăng huyết áp?
a. Guanethidin
b. Metyldopa
c. Lợi tiểu thiazid
d. Hydralazin
Câu 14: một BN 55 tuổi có tiền sử đau thắt ngực và được đưa vào BV vì cơn THA ác tính. Không được sử dụng diazoxid cho BN này vì diazoxid gây:
a. Kích thích tim
b. Khởi đầu tác dụng chậm
c. Gây tăng acid uric huyết
d. Gây hạ huyết áp tư thế
e. Gây tiểu đường
Trang 276
Câu 28: cần sử dụng thận trọng thuốc trị THA nào cho một BN THA đang sử dụng insulin để trị tiểu đường:
a. Minoxidil
b. Reserpin
c. Propranolol
d. Metyldopa
e. Captopril
Câu 31: thuốc trị THA nào có thể dùng cho BN THA kèm bệnh tiểu đường?
a. Captopil
b. Chlorothiazid
c. Diazoxid
d. Propranolol
e. Sotalol
Câu 33: điều nào không phải là chỉ định của captopril?
a. THA kèm phì đại tâm thất trái
b. Trị STSH mạn
c. Sau nhồi máu cơ tim
d. THA kèm tiểu đường
e. Cấp cứu cơn THA nặng
Trang 278
Câu 42: điều nào không phải là cách điều trị THA không dùng thuốc?
a. Ngừng hút thuốc
b. Hạn chế rượu
c. Giảm cân, nếu quá cân
d. Giảm ăn mỡ bão hòa, ăn nhiều rau trái
e. Giảm các hoạt động thể dục
Trang 287
Câu 1: sử dụng thuốc lợi tiểu nào không cần bổ sung kali?
a. Acetazolamid
b. Amilorid
c. Furosemid
d. Hydrochlorothiazid
e. Clorthalidon
Câu 2: thuốc nào có tác dụng lợi tiểu nhanh kèm giãn mạch có thể trị phù phổi cấp?
a. Hydrochlorothiazid
b. Amilorid
c. Furosemid
d. Mannitol
e. Spironolacton
Câu 3: điều nào không phải là tác dụng phụ của của LT thiazid?
a. Tăng calci niệu
b. Giảm natri huyết
c. Nhiễm kiềm chuyển hóa
d. Tăng acid uric huyết
e. Giảm kali huyết
Câu 5: thuốc nào hiệu quả nhất để trị sỏi calci tái phát?
a. Urê
b. Acid ethacrynic
c. Triamteren
d. Hydrochlorothiazid
e. Acetazolamid
Trang 288
Câu 12: thuốc nào ít gây hại nhất cho BN bị tăng kali huyết nặng?
a. Captopril
b. Spironolacton
c. Amilorid
d. Triamteren
e. Hydrochlorothiazid
Trang 289
Câu 15: phát biểu nào về triamteren là sai?
a. Là LT tiết kiệm K+
b. Có thể phối hợp với LT thiazid
c. Tác dụng tương tự amilorid
d. Tác dụng lợi tiểu mạnh hơn thiazid
e. Chỉ có dạng uống
Câu 16: phát biểu nào về furosemid là sai?
a. Tăng bài tiết Na+, Cl- và nước
b. Tăng bài tiết K+
c. Tăng bài tiết acid uric
d. Trị phù nặng do hội chứng thận hư
e. Có thể phối hợp với diazoxid để trị các cơn THA
Câu 17: phát biểu nào về chlorothiazid là sai?
a. Gây tăng Ca2+ huyết, acid uric huyết và giảm K+ huyết
b. Gây giảm đường huyết nặng vì cấu trúc hóa học tương tự thuốc hạ đường huyết uống sulfonylurê
c. Sử dụng cho BN bị đái tháo nhạt
d. Sử dụng phổ biến trị THA
e. Tác dụng lợi tiểu yếu và kéo dài so với LT quai
Trang 290
Câu 19: giảm kali huyết, tăng acid uric, dung nạp Glucose, rối loạn chuyển hóa lipid, giảm calci huyết là tác dụng phụ của:
a. LT thiazid
b. Furosemid
c. Spironolacton
d. Amilorid
e. Acetazolamid
Câu 20: thuốc nào sau đây gây chứng vú to đàn ông?
a. Amilorid
b. Spironolacton
c. Triamteren
d. Fludrocortison
e. Cortisol
Câu 21: mannitol được sử dụng trong những trường hợp sau, ngoại trừ:
a. Điều trị suy thận cấp
b. Trị phù não
c. Làm giảm nhãn áp trong phẫu thuật mắt
d. Là dung môi hòa tan trong các dạng thuốc tiêm
e. Làm giảm áp suất thẩm thấu huyết tương
Trang 291
Câu 25: sau đây là chống chỉ định của LT thiazid, ngoại trừ:
a. Suy thận
b. Bệnh não do gan
c. Xơ gan
d. Đái tháo nhạt nguồn gốc thận
e. Hạ K+ huyết do digitalis
Trang 420
Câu 4: Cơ chế tác dụng của thuốc nào không phải do ức chế tổng hợp protein vi khuẩn?
a. Quinolon
b. Macrolid
c. Chloramphenicol
d. Aminoglycosid
e. Tetracylin
Trang 424
Câu 3: Thuốc nào trị nhiễm S. aureus ít hiệu quản nhất?
a. Ampicillin
b. Methcillin
c. Cephalothin
d. Oxacillin
e. Nafcillin
Trang 425
Câu 7: Kháng sinh dạng tiêm nào trị nhiễm khuẩn huyết do trực khuẩn gr (-)cho BN có tiền sử dị ứng penicillin V (mày đay, hạ huyết áp, hô hấp khó)?
a. Carbenicillin
b. Aztreonam
c. Cephalothin
d. Imipenem
e. Ticarcillin + acid clavulanic
Câu 8: Nên dùng thuốc nào sau đây để trị viêm màng não do meningococci ở người lớn không dị ứng với thuốc?
a. Penicillin G
b. Methicillin
c. Carbenicillin
d. Cefalothin
e. Ticarcillin
Câu 14: Cephalosporin nào có cả 2 dạng uống và tiêm chích?
a. Cefaclor
b. Cephradin
c. Cefotaxim
d. Moxalactam
e. Cefazolin
Trang 426
Câu 16: Dùng thuốc đường uống nào để trị viêm mô tế bào nhẹ do staphylococci?
a. Dicloxacillin
b. Vancomycin
c. Methicillin
d. Cefazolin
e. Penicillin V
Câu 18: Để đạt nồng độ trị liệu penicillin trong dịch não tủy nên cho bằng đường nào là tốt nhất?
a. Tiêm tĩnh mạch
b. Tiêm bắp
c. Tiêm dưới vỏ
d. Tiêm động mạch
e. Tiêm phúc mô
Trang 427:
Câu 24: Thuốc nào sau đây bị penicillinase phân hủy?
a. Dicloxacillin
b. Methicillin
c. Nafcillin
d. Penicillin
e. Oxacillin
Câu 26: Kháng sinh nào tác dụng trị nhiễm P.aeruginosae?
a. Penicillin G
b. Piperacillin
c. Nafcillin
d. Erythromycin
e. Tetracyclin
Câu 28: Kháng sinh nào trị Staphylococcus aureus tiết penicillinase?
a. Ampicillin
b. Oxacillin
c. Carbenicillin
d. Amoxicillin
e. Penicillin
Trang 428:
Câu 34: Các thuốc sau đây tác động trên thành tế bào vi khuẩn, ngoại trừ:
a. Cephalosporin
b. Neomicin
c. Penicillin
d. Imipenem
e. Aztreonam
Câu 36: Nhóm kháng sinh nào có phổ rộng nhất hiện nay?
a. Penicillin
b. Cephalosporin
c. Vancomycin
d. Carbapenem
e. Quinolon
Trang 430:
Câu 41: Độc tính của vancomycin gồm tất cả những điều dưới đây, ngoại trừ:
a. Hội chứng Redman (đỏmặt, cổ…) khi tiêm truyền nhanh (<60 phút)
b. Sự tích lũy nồng độ đáy đòi hỏi phải điều chỉnh lượng dùng
c. Vancomycin gây độc thận ngay cả khi không phối hợp với thuốc gây độc thận khác
d. Tiêm tĩnh mạch vancimycin có thể gây viêm tĩnh mạch
e. Vancomycin có thể gây độc tai
Trang 431:
Câu 45: Erythromycin có tác dụng với viêm phổi cộng đồng. Sử dụng kháng sinh này không cần nhập viên. Vậy tác dụng phụ nào là thường gặp nhất của Erythromycin đường IV và đường uống?
a. Kéo dài khoảng QT dẫn đến xoắn đỉnh khi sử dụng chung với kháng histamin H1 loại không buồn ngủ
b. Hoạt hóa receptor motilin ở đường tiêu hóa làm tăng nhu động ruột dẫn đến chán ăn, buồn nôn, ói mữ, tiêu chảy.
c. Gây điếc có hồi phục khi dùng liều > 4g/ngày hoặc ở BN có rối loạn chức năng gan thận
d. Vàng da ứ mật ở người lớn (không xảy ra ở TE)
e. Phát ban
Trang 470:
Câu 1: Nguyên nhân chính phải phối hợp thuốc để điều trị lao:
a. Kéo dài thời gian bán thải của thuốc
b. Giảm độc tính
c. Tăng hoạt tính chống mycobacteria
d. Làm chậm kháng thuốc
e. Ngăn tái nhiễm
Trang 472:
Câu 8: Thuốc nào được ưu tiên lựa chọn trị bệnh phong?
a. Amithiazon
b. Dapson
c. Rifampin
d. Clofazimin
e. Ethionamid
Trang 474:
Câu 16: Tác dụng phụ gây đe dọa tính mạng khi sử dụng isoniazid là:
a. Suy tim sung huyết
b. Độc gan
c. Hội chứng giống cảm cúm
d. Suy thận
e. Tắt nghẽn phổi mãn tính
Câu 17: Phát biểu nào sau đây về isoniazid đúng?
a. Sử dụng isoniazid nên dùng kèm pyridoxin để tránh độc tính.
b. Isoniazid là chất cảm ứng enzym microsom gan nạnh
c. Tăng acid uric là tác dụng phụ thường gặp do isoniazid
d. Gây viêm teo thần kinh thị giác
e. Tất cả đều đúng
Câu 18: BN muốn biết các độc tính chủ yếu của streptomycin, dược sỹ hoặc BS trả lời như thế nào cho BN?
a. Độc thận
b. Độc tai
c. Độc gan
d. Độc mắt
e. Chỉ có a và b đúng
Trang 480:
Câu 1: Phát biểu nào về sulfonamid là sai?
a. Ức chế dihydrofolat reductase vi khuẩn
b. Nếu sử dụng sulfonamid vào giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ gây rối loạn chức năng hạch nền ở trẻ sơ sinh
c. Cạnh tranh gắn trên protein huyết tương với bilirubin và các thuốc khác
d. Nếu nước tiểu acid sẽ gây tinh thể niệu
e. Do cấu trúc tương tự PABA nên là chất kháng chuyển hóa của PABA
Trang 481:
Câu 3: Tất cả tác dụng có hại dưới đây do sử dụng sulfonamid, ngoại trừ:
a. Phản ứng dị ứng như ban đỏ da và sốt thường xảy ra
b. Thường gây kích ứng dạ dày (bườn nôn, ói mữa)
c. Hội chứng fanconi acid amin niệu
d. Ức chế chuyển hóa thuốc kháng đông làm tăng thời gian prothrombin
e. Huyết niệu
Trang 482:
Câu 7: Ngoài chỉ định trị viêm phổi do Pneumocystis sự phối hợp TMP – SMZ cũng có tác dụng với nhiễm khuẩn cơ hội nào?
a. Herpes simple lan tràn
b. Viêm màng não do Crytococcus
c. Nhiễm Toxoplasma
d. Nhiễm Candida miệng
e. Bệnh lao
Câu 12: Một trẻ sơ sinh thiếu tháng bị chứng vàng da do tăng bilirubin huyết. Được biết trước khi sinh, mẹ đứa bé sử dụng sulfamethiazol để trị đường tiểu trong 1 tuần. Vậy chứng vàng da trên do sulfonamid gây nên theo cơ chế nào dưới đây?
a. Tăng tổng hợp bilirubin
b. Cạnh tranh để gắn vào albumin huyết tương giữa bilirubin và sulfonamid
c. Ức chế phân hủy bilirubin
d. Ức chế bài tiết bilirubin qua đường tiểu





Về Đầu Trang Go down
https://dieuduonglienthong10.forumvi.com
 
CÂU HỎI DƯỢC LÝ (Đây chỉ là câu hỏi tham khảo)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tài liệu Dược lý: Bài Kháng sinh
» 1 số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo
» 1 số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo (BÀI BIỂU MÔ).
» câu hỏi trắc nghiệm dd nội. chỉ để tham khảo thêm thôi nha các bạn
» Tài liệu 3 bài dược lý

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK :: MÔN HỌC :: Dược lý-
Chuyển đến