LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK

HÃY CHIA SẺ NHỮNG GÌ BẠN BIẾT - BẠN SẼ NHẬN LẠI NHIỀU HƠN BẠN NGHĨ
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Đề cương ôn thi môn Sinh lý bệnh - Dịch tễ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 278
Join date : 20/11/2011
Age : 41
Đến từ : TPHCM

Đề cương ôn thi môn Sinh lý bệnh - Dịch tễ Empty
Bài gửiTiêu đề: Đề cương ôn thi môn Sinh lý bệnh - Dịch tễ   Đề cương ôn thi môn Sinh lý bệnh - Dịch tễ Icon_minitimeTue Jul 24, 2012 6:06 pm

ÔN THI SINH LÝ BỆNH – MIỄN DỊCH


ĐỂ DOWNLOAD VUI LÒNG ĐĂNG NHẬP RỒI CLICK VÀO LINK DOWNLOAD BÊN DƯỚI
LINK DOWNLOAD


1. Kháng nguyên là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch của kháng nguyên?
Định nghĩa:
Kháng nguyên là 1 chất lạ có khả năng gắn kết với sản phẩm của đáp ứng miễn dịch, là chất có tính sinh miễn dịch và tính đặc hiệu kháng nguyên. Gồm nhiều loại:
- Protein hay Glycoprotein, Lipoprotein
- Polysaccharide hay Lipopolysaccharide
- Acid amin, Nucleic acide: là kháng nguyên yếu
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch của kháng nguyên:
1. Tính lạ của kháng nguyên: KN khác loài (lạ) bao nhiêu thì khả năng kích thích tạo hệ miễn dịch càng mạnh bấy nhiêu
2. Kích thước: Trên 10.000 dalton là KN tốt
3. Thành phần hóa học: cấu trúc hóa học càng phức tạp tính KN càng mạnh
4. Dạng vật lý: dạng không hòa tan có tính KN tốt hơn dạng hòa tan
5. Tính dễ bị thực bào: bị các tế bào thực bào và trình diện cho các tế bào miễn dịch, ví dụ: trình diện cho tế bào T
6. Liều của kháng nguyên: mỗi KN có 1 liều tối ưu
7. Đường vào của kháng nguyên: tốt nhất là TDD, TB
8. Tá dược: gây viêm kích thích đại thực bào đến làm tăng khả năng thực bào, nhận biết KN
9. Tính di truyền của cá thể
10. Tuổi của cá thể: quá già hay quá trẻ đáp úng miễn dịch không mạnh


2. Cấu trúc cơ bản của kháng thể và chức năng của kháng thể?
Cấu trúc cơ bản của kháng thể:
Cấu trúc gồm 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ
- Xử lý kháng thể bằng papain: có 2 mảnh Fab, 1 mảnh Fc
- Xử lý kháng thể bằng pepsin: có F(ab)’2, các mảnh nhỏ Fc
- Xử lý kháng thể với mercapto ethanol: có 2 chuỗi nặng (H), 2 chuỗi nhẹ (L)
+ 2 dạng chuỗi nhẹ: Kappa (k) và Lamda ( )
+ 5 lớp chuỗi nặng: µ, , α, , : tương đượng với IgM, IgG, IgA, IgD, IgE
Trong phân tử kháng thể, hai chuỗi nặng và hai chuỗi nhẹ hoàn toàn giống nhau
VD: IgG có 2k2 hoặc 22
Các domain của cấu tạo phân tử kháng thể:
- Các cầu disulfur trong chuỗi phân bố từ 100 – 110 acide amin làm cho các chuỗi polypeptid của phân tử kháng thể cuộn lại thành các vùng gọi là domain
- Chuỗi nhẹ có 2 domen VL và CL, chuỗi nặng có 4 domain VH, CH1, CH2, CH3 (IgM và IgE có thêm CH4)
- Domen CL và CH là các domain có các acide amin tương đối hằng định
- Domen VH và VL là 2 domain có acide amin có tần suất thay đổi lớn
Các vùng siêu biến:
Trong các vùng thay đổi của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ, một số axit amin có tần suất thay đổi vượt trội gọi là vùng siêu biến
- Các vùng siêu biến gần các acide amin ở vị trí 30, 50, 95
- Vùng thay đổi của chuỗi nhẹ và chuỗi nặng được sắp xếp sao cho các vùng siêu biến ở gần nhau tạo một cấu trúc bề mặt để kết hợp với kháng nguyên
Chức năng của kháng thể:
Phân tử kháng thể gồm 2 chức năng riêng biệt:
1. Chức năng nhận diện đặc hiệu kháng nguyên do phần Fab quyết định:
- Do vùng VH và VL tham gia
- Sự kết hợp kháng nguyên kháng thể chỉ có các liên kết không đồng hóa trị tham gia
- Phản ứng kháng nguyên kháng thể là khả hồi
2. Chức năng sinh học do phần Fc quyết định các thuộc tính sinh học của kháng thể:
- Quá trình giáng hóa
- Di chuyển qua nhau thai
- Cố định bổ thể
- Cố định trên tế bào nhờ các thụ thể trên tế bào


3. Cấu trúc của MHC lớp I và II?
Cấu trúc của MHC lớp I:
Là các phân tử Glycoprotein gồm 2 loại chuỗi đa peptid chuỗi alpha (chuỗi nặng) do gen MHC mã hóa, có đầu tận cùng là amin ngoại bào, một đoạn ngắn kỵ nước xuyên màng và nhóm tận cùng là cacboxyl khoảng 30 a.amin nằm trong bào tương. Chuỗi beta không do gen MHC mã hóa, gắn không đồng hóa trị với phần ngoại bào của chuỗi mà không gắn trực tiếp với tế bào. Trên mỗi phân tử MHC I được chia làm 4 vùng có cấu trúc riêng biệt
Phân bố:
- MHC lớp I có trên bề mặt của các tế bào có nhân
- Được nhận biết bởi TCR của tế bào T CD8
Cấu trúc của MHC lớp II:
Cũng có 2 chuỗi đa peptid alpha và beta kết hợp đồng hóa trị với nhau. Cả hai đều có đầu tận cùng amin ngoại bào, đầu tận cùng cacboxyl nội bào và do gen MHC mã hóa. Các phân tử MHC lớp II cũng chia làm bốn vùng giống MHC lớp I
Phân bố:
- MHC lớp II có trên bề mặt của các tế bào trình diện kháng nguyên: đại thực bào, tế bào B, tế bào tua
- Được nhận biết bởi TCR của tế bào T CD4


4. Con đường cổ điển của hoạt hóa bổ thể?
Đây là con đường hoạt hóa có vai trò quan trọng trong sự miễn dịch bẩm sinh và sự miễn dịch đặc hiệu, bởi vì:
- Con đường này được hoạt hóa thông qua 1 đáp ứng miễn dịch nhờ sự gắn kết C1q vào kháng thể, của phức hợp kháng nguyên – kháng thể (con đường hoạt hóa phụ thuộc vào kháng thể).
Các protein tham gia vào con đường cổ điển gồm: C1qrs, C2, C3, C4
- Sự hoạt hóa C1 là sự kết nối của C1 vào kháng thể thông qua C1q dẫn đến sự hoạt hóa C1r, và tiếp đó là sự hoạt hóa của C1s. Kết quả là tạo thành phức hợp C1qrs hoạt hóa và nó sẽ cắt C4 thành 2 phần C4a và C4b
- Sự hoạt hóa C2 và C4 (sự tạo thành C3 convertase): mảnh C4b gắn kết vào màng và mảnh C4a được phóng thích ra ngoài dịch nội mô. Tiếp đó C1qrs sẽ cắt C2 thành C2a và C2b (C2b là mảnh lớn còn C2a là mảnh nhỏ). C2a gắn vào màng, kết nối với C4b tạo thành phức hợp C4bC2a hay còn gọi là C3 covertase và nó sẽ cắt C3 thành C3a và C3b.
Sự hoạt hóa C3 (Sự tạo thành C5 convertase): C3b gắn vào màng bằng cách liên kết với C4b và C2a, còn C3a được giải phóng ra ngoài thể dịch. Kết quả tạo thành phức hợp C4bC2aC3b, hay chính là C5 convertase. Sự tạo thành C5 convertase là kết thúc con đường hoạt hóa cổ điển


5. Đáp ứng miễn dịch của kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức?
- Kháng nguyên (KN) phụ thuộc tuyến ức là kháng nguyên muốn tạo được 1 đáp ứng miễn dịch phải có sự tham gia của lympho bào T
- Đáp ứng này có vai trò rất lớn trong miễn dịch. Khi KN kết hợp với các thụ thể bề mặt tế bào, sẽ được nhập nội bào trong các túi thực bào (phagosome). Ở đây KN sẽ bị phân cắt thành các peptid bởi các enzyme tế bào. Sau đó các peptid sẽ được vận chuyển đến bề mặt tế bào cùng với phân tử hòa hợp mô lớp II. Phân tử MHC trình diện peptid KN với thụ thể đặc hiệu của tế bào lympho TCD4+ (Tế bào Th2) là TCR (T cell receptor)
- Thì 1: gồm 4 pha:
1. Pha tiềm ẩn: KN được nhận biết bởi các tế bào miễn dịch, tế bào biệt hóa và tăng sinh
2. Pha sản xuất kháng thể: Kháng thể được sản xuất từ tương bào, nồng độ kháng thể tăng nhanh
3. Pha bình nguyên: Kháng thể sản xuất ra cân bằng với kháng thể thoái biến
4. Pha giảm nồng độ kháng thể: Tốc độ thoái biến kháng thể nhiều hơn khi tổng hợp kháng thể
- Thì 2: gồm 4 pha:
1. Pha tiềm ẩn: của thì 2 ngắn hơn ở thì 1
2. Pha sản xuất kháng thể: kháng thể được sinh ra rất nhanh và nồng độ cao hơn nhiều ở thì 1
3. Pha bình nguyên: Ổn định
4. Pha giảm nồng độ kháng thể: Kháng thể có thể tồn tại rất lâu, nhiều tháng, nhiều năm đôi khi cả đời

6. Phân bố nước trong cơ thể và cơ chế gây phù?
Phân bố nước trong cơ thể:
- Tùy theo lứa tuổi, số lược nước trong cơ thể có khác nhau. Ở trẻ sơ sinh nước chiếm xấp xỉ 80% trọng lượng cơ thể. Người lớn 55% - 60%. Ở nam 60%, ở nữ 55%. Ở người già, tỉ lệ nước thấp hơn người trẻ.
- Nước trong cơ thể được phân bố thành 2 khoang:
+ Khoang trong tế bào (TTB) chiếm khoảng 40% trọng lượng cơ thể
+ Khoang ngoài tế bào (NTB) chiếm khoảng 20% trọng lượng cơ thể, trong đó 15% dịch gian bào (GB), 5% dịch trong lòng mạch (TLM) tức là thể tích tuần hoàn
Cơ chế gây phù:
- Tăng áp lực thủy tĩnh: làm cho nước bị đẩy ra ngoài lòng mạch nhiều hơn nước trở về do áp lực keo. Gặp trong phù do suy tim phải (phù chân, vùng thấp), suy tim trái (phù phổi), do chèn ép tĩnh mạch (viêm tắc, có thai), bụng báng (cản trở tĩnh mạch cửa do xơ gan)…
- Giảm áp lực keo huyết tương (áp lực keo 60% do albumin chi phối): cơ chế trên gặp trong phù, xơ gan, hội chứng thận hư, suy dinh dưỡng…
- Tăng tính thấm thành mạch: gặp trong phù do dị ứng, viêm, phù phổi, thiếu oxy, ngộ độc…
- Phù do tắc mạch bạch huyết: phù cục bộ do giun chỉ gây tắc mạch bạch huyết.
- Do ứ muối và điện giải: cơ quan đào thải chủ yếu là thận. Gặp trong phù do viêm thận, hội chứng Conn…


7. Cơ chế bù trừ của cơ thể khi pH của dịch nội môi thay đổi
Có 3 hệ thống trong cơ thể tham gia vào điều hòa thăng bằng toan – kiềm là: hệ đệm, phổi và thận.
1. Hệ đệm hóa học nội môi: hệ đệm sẽ tương tác tức thời với chất acid hoặc base để ngăn cản sự thay đổi quá mức của nồng độ ion H+.
- Một hệ thống đệm bao gồm 1 acid yếu và muối kiềm liên hợp với nó tạo thành 1 cặp toan – kiềm liên hợp. Hoạt động của hệ đệm là nhằm giới hạn sự thay đổi của pH.
- Các hệ thống đệm chính trong cơ thể:
+ Hệ đệm bicarbonat: phân bố trong huyết tương, dịch kẽ, hồng cầu
+ Hệ đệm hemoglobin: phân bố trong hồng cầu
+ Hệ đệm protein: phân bố trong huyết tương, nội bào
+ Hệ đệm phosphat: phân bố trong huyết tương, dịch kẽ, nội bào, hồng cầu
- Hệ đệm bicarbonate gồm 2 thành phần: acid yếu (H2CO3) và muối bicarbonate (NaHCO3)
2. Trung tâm hô hấp: điều hòa nồng độ CO2 (và H2CO3) của dịch ngoại bào
CO2− được tạo thành từ mô và được vận chuyển đến phổi
O2 từ phổi và được vận chuyển đến mô
Vậy: phổi qua việc thải CO2 sẽ có tác dụng điều hòa cân bằng pH
3. Thận: có thể bài tiết acid hoặc kiềm qua nước tiểu, nhờ vậy thận sẽ tái điều chỉnh nồng độ ion H+ của dịch ngoại bào về bình thường
Thận điều hòa cân bằng kiềm toan qua 2 quá trình:
- Thải trừ H+
- Tái hấp thu HCO3−
Khi có sự thay đổi H+, hệ đệm của dịch ngoại bào sẽ phản ứng tức thời để giảm thiểu sự thay đổi. Hệ đệm không loại bỏ ion H+ mà chỉ chuyển hóa chúng để giữ cân bằng pH
Hệ hô hấp sẽ phản ứng tiếp theo trong vài phút để loại bỏ CO2, H2CO3 khỏi cơ thể.
Hai hệ thống trên giữ nồng độ H+ không thay đổi quá mức cho đến khi thận có thể loại bỏ lượng acid hoặc base dư khỏi cơ thể, mặc dù cơ chế làm việc của thận tương đối chậm nếu so với 2 hệ thống trên, thận cần vài giờ cho đến vài ngày. Tuy nhiên thận là hệ thống hữu hiệu nhất trong điều hòa cân bằng toan – kiềm.


8. Tiêu chuẩn phân loại cao huyết áp theo JNC VII? Thay đổi lối sống?
- Tiêu chuẩn phân loại cao huyết áp theo JNC VII:
Phân loại cao HA theo JNC VII
Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Bình thường < 120 Và < 80
Tiền cao HA 120 – 139 Hoặc 80 – 89
Cao HA độ I 140 – 159 Hoặc 90 – 99
Cao HA độ II >160 Hoặc >100

- Thay đổi lối sống:
Điều chỉnh Giảm HA tâm thu
Giảm cân 5 – 20 mmHg
10kg cân nặng giảm
Chế độ ăn DASH 8 – 14 mmHg
Chế độ ăn giảm muối 2 – 8 mmHg
Hoạt động thể chất 4 – 9 mmHg
Giảm rượu bia 2 – 4 mmHg


9 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và mục tiêu điều chỉnh?
Theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Diabetes Association) năm 2011, ĐTĐ được chẩn đoán dực vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
1. HbA1c ≥ 6,5%. Xét nghiệm nên được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp chuẩn
2. Đường huyết đói ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l)
Đường huyết đói được định nghĩa là đường huyết khi đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8h
3. Đường huyết 2h ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) khi làm test dung nạp glucose
Test dung nạp glucose nên thực hiện theo mô tả của Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng dung dịch 75g glucose
4. BN có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay tăng đường huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l)
Triệu chứng cổ điển của ĐTĐ bao gồm: uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân không giải thích được
Đường huyết ngẫu nhiên là đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ không liên quan đến bữa ăn
Mục tiêu điều trị:
- Giảm các triệu chứng tăng glucose
- Giảm cân
- Điều trị các yếu tố nguy cơ phối hợp
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
- Duy trì mức đường huyết gần với bình thường trong 24h nhằm ngăn ngừa và làm chậm các biến chứng
Mục tiêu điều trị ĐTĐ: Theo ADA
ĐH lúc đói (mg/dl) 90 – 130
ĐH sau ăn (mg/dl) < 180
ĐH trước ngủ (mg/dl) 110 – 150
HbA1c (%) < 7
LDL – cholesterone (mg/dl) < 70 – 100
Cholesterone TP (mg/dl) < 200
Triglycerid (mg/dl) < 150 – 200
HDL (mg/dl) > 50
HA (mmHg) < 130 / 80
10 Phân loại thiếu máu theo sinh lý bệnh học?
1. Rối loạn trong sự tăng sinh:
- Suy tủy bẩm sinh hay mắc phải
- Suy giảm 1 dòng hồng cầu
+ Bẩm sinh: Blackfan Diamond
+ Mắc phải: Siêu vi
- Xâm lấn tủy: Bệnh máu ác tính
+ Giảm sản xuất Erythropoietin
+ Suy thận
+ Viêm mãn
+ Suy dinh dưỡng
2. Rối loạn trong sự hoàn chỉnh chức năng tạo hồng cầu:
- Thiếu sắt
- Thiếu vitamin B12 – Acide Folic
- Ngộ độc chì
- Thalasemie (HbF tăng)
3. Thiếu máu huyết tán:
- Bẩm sinh: Bất thường Hb, màng hồng cầu, men
- Mắc phải: Tự miễn, nhiễm trùng
Về Đầu Trang Go down
https://dieuduonglienthong10.forumvi.com
 
Đề cương ôn thi môn Sinh lý bệnh - Dịch tễ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐIỂM MÔN SINH LÝ BỆNH - MIỄN DỊCH LỚP DK2
» Đề thi môn sinh lý bệnh - miễn dịch học lớp điều dưỡng liên thông DD10LTDK2
» Đề cương bệnh học ngoại
» Bài soạn đề cương ôn bệnh học nội khoa
» Bài soạn đề cương Hóa Sinh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP ĐIỀU DƯỠNG DD10LTDK :: MÔN HỌC :: Miễn dịch - Sinh lý bệnh-
Chuyển đến